Tech Guides
KYC là gì? Cách các sàn giao dịch crypto ngăn chặn tình trạng rửa tiền
#
Marketing
7 min read
06/12/2022
3
0
0

Yêu cầu xác minh khách hàng (Know-your-customer - KYC) là một mảng đang phát triển của Web3, khi crypto trở nên tích hợp hơn với hệ thống tài chính hiện tại.

Nếu bạn đã từng sử dụng sàn giao dịch crypto hoặc mua NFT, có thể bạn sẽ phải thực hiện kiểm tra KYC để xác minh danh tính của mình. Các kiểm tra KYC là một phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng của hệ thống tài chính toàn cầu, và cho phép các doanh nghiệp crypto duy trì việc tuân thủ các quy định về phòng chống rửa tiền (AML).

Đối với các tiểu bang và cơ quan quản lý, những yêu cầu KYC là một công cụ quan trọng trong việc ngăn chặn crypto được sử dụng cho các hành vi phạm tội như buôn người, rửa tiền và tài trợ những tổ chức khủng bố.

Tuy nhiên, đối với nhiều người ủng hộ crypto, ý tưởng về các cá thể tập trung có quyền giám sát các giao dịch crypto đi ngược lại các nguyên tắc sáng lập sơ khai 

Rõ ràng một điều: các chính sách KYC và AML (một phần của hệ thống tài chính toàn cầu) sẽ tồn tại lâu dài và các sàn giao dịch crypto cũng không ngoại lệ.

KYC và AML là gì? Và tại sao chúng lại tồn tại?

Quy trình KYC xác định và xác nhận rằng khách hàng đúng là chính họ. Đó là một quy trình gồm nhiều bước được thiết kế để ngăn việc tạo lập và sử dụng tài khoản gian lận.

KYC nhằm mục đích hiểu bản chất hoạt động của khách hàng, xác định đủ điều kiện rằng nguồn tiền của họ là hợp pháp, và đánh giá rủi ro rửa tiền liên quan.

Chính sách Xác minh khách hàng ở Hoa Kỳ lần đầu tiên được áp dụng vào những năm 1990 để chống rửa tiền. Phạm vi của KYC có thể từ yêu cầu tên và địa chỉ email, cho đến chặt chẽ hơn là bao gồm cả địa chỉ và giấy tờ tùy thân kèm ảnh.

Những người ủng hộ chính sách KYC nhấn mạnh sự cần thiết của việc bảo vệ người tiêu dùng khỏi hành vi đánh cắp danh tính, chống rửa tiền và lừa đảo.

Những chính sách chống rửa tiền (anti-money laundering - AML) thì cũ hơn nhiều, có từ trước Đạo luật Bảo mật Ngân hàng năm 1970 (Bank Secrecy Act of 1970). Các chính sách AML được thiết kế để ngăn chặn các hành vi phạm tội từ việc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng hoặc sàn giao dịch để rửa tiền pháp định hoặc crypto.

Khi Bộ Tài chính Hoa Kỳ thêm hình thức mix coin Tornado Cash (TORN coin) vào danh sách trừng phạt của mình vào tháng 8 năm 2022, cơ quan này đã áp dụng việc sử dụng hình thức này trong rửa tiền và tội phạm mạng.

Đạo luật Bảo mật Ngân hàng yêu cầu các doanh nghiệp lưu trữ và lập hồ sơ báo cáo để các cơ quan thực thi pháp luật có thể sử dụng để xác định, phát hiện và truy tố hành vi rửa tiền của các tổ chức tội phạm, khủng bố và những cá nhân tìm cách trốn thuế.

Bạn có biết?

Chính sách Xác minh khách hàng ở Hoa Kỳ đã được bắt buộc theo Đạo luật Ái quốc năm 2001. Đến tháng 10 năm 2002, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã hoàn thiện các quy định bắt buộc KYC đối với tất cả các ngân hàng Hoa Kỳ.

KYC và Crypto

Trao đổi crypto là một phần quan trọng của hệ sinh thái crypto. Giống như ngân hàng hoặc sàn giao dịch chứng khoán, mặc dù chưa được quy định đầy đủ, nhưng các sàn giao dịch có trụ sở tại Hoa Kỳ như Coinbase, Binance.US, Gemini và Kraken vẫn sử dụng "Xác minh danh tính" để tuân thủ các quy định của KYC.

"Là một công ty dịch vụ tài chính được quản lý, Coinbase được yêu cầu để xác định người dùng trên nền tảng của chúng tôi. Theo những điều khoản người dùng Coinbase, chúng tôi bắt buộc tất cả các khách hàng phải xác minh danh tính để tiếp tục sử dụng dịch vụ của chúng tôi", trang web của sàn giao dịch cho biết.

Bất kỳ khách hàng nào đăng ký sàn giao dịch tại Mỹ đều phải cung cấp thông tin cơ bản để bắt đầu. Thông tin này thường là tên, địa chỉ email và ngày sinh. Để sử dụng đầy đủ mọi tính năng  — ví dụ: để mua, bán hoặc giao dịch nhiều hơn một lượng token của crypto — khách hàng phải cung cấp thông tin bổ sung, bao gồm chứng minh nhân dân và quét khuôn mặt.

Mặc dù mục đích của KYC và AML có thể là bảo vệ người tiêu dùng và hệ thống tài chính, nhưng nhiều người ủng hộ quyền riêng tư và crypto coi các chính sách xác minh danh tính (KYC) là sự xâm phạm quyền riêng tư, tạo ra những mồi nhử cho tội phạm mạng và những kẻ đánh cắp danh tính.

Một vấn đề khác là khi một công ty crypto nộp đơn xin bảo hộ phá sản và các tài liệu của họ được công khai dưới dạng hồ sơ tòa án.

Khi nền tảng cho vay crypto Celsius đệ đơn phá sản theo Chương 11 vào ngày 11 tháng 7 năm 2022, thông tin tài khoản và người dùng của nó đã được cung cấp cho các quan chức tòa án phá sản. Khi dữ liệu này được phát hành công khai, nó có khả năng ràng buộc danh tính của các cá nhân với các chuỗi hoạt động của họ và rộng hơn là mọi giao dịch họ đã thực hiện trên blockchain.

Một trang web, "Celsius Networth," thậm chí còn cho phép khách truy cập đăng nhập tên vào thanh tìm kiếm và xem thứ hạng của họ trên "bảng xếp hạng" những người thua cuộc nhiều nhất từ ​​sự sự sụp đổ Celsius

KYC và Web3

Đối với nhiều người, mối đe dọa của doxxing (việc thu thập và xuất bản thông tin cá nhân của ai đó trực tuyến), tiết lộ danh tính và vị trí của một người, là một mối quan ngại thực sự. Một số họ đã đề xuất một phiên bản KYC mới hơn, thân thiện hơn với Web3 được xây dựng dựa trên danh tiếng đi đôi với quy trình xác minh danh tính giới hạn.

Ra mắt vào năm 2015, Civic có trụ sở tại San Francisco đã khiến việc xác định danh tính trực tuyến trở thành trọng tâm của Web3, cung cấp các giải pháp cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.

"Xác minh tính duy nhất là một phần của bộ sản phẩm mà chúng tôi dành cho doanh nghiệp, chúng gọi là Civic Pass", JP Bedoya, giám đốc sản xuất tại Civic, nói với Decrypt.

Cùng với Civic Pass, công ty cũng đã phát hành Civic.me, một nền tảng cho phép người dùng quản lý danh tính trực tuyến, NFTs, địa chỉ ví và danh tiếng của họ từ một nơi trên blockchain.

Các dự án khác đang tìm cách cung cấp các dịch vụ KYC của Web3 bao gồm Polygon với Polygon ID, Astra ProtocolParallel Markets, mỗi dự án nhằm cung cấp một quy trình tuân thủ và xác định khách hàng liền mạch

KYC vẫn là một chủ đề nhạy cảm, đặc biệt là trong một ngành công nghiệp được xây dựng dựa trên các nguyên tắc cơ bản về quyền riêng tư và các giao dịch cấm phép.

Nhưng với việc các chính phủ ngày càng quan tâm đến hoạt động crypto và Web3, và hệ thống tài chính truyền thống ngày càng hội nhập hơn với mảng crypto; KYC nhất định sẽ được sử dụng lâu dài. Ít nhất các nhà phát triển có thể khiến nó trở nên dễ dàng hết mức có thể.

Bài viết được FXCE Crypto biên tập từ "What is KYC? How Crypto Exchanges Prevent Money Laundering" của tác giả Jason Nelson với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.

#Centralized Exchanges
ic-comment-blueComment
#