Projects
Giới thiệu về TRON (TRX)
#
Marketing
6 min read
06/12/2022
1
0
0

Tron là một hợp đồng blockchain thông minh nhằm mục đích trở thành nền tảng cho Internet phi tập trung. Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách hoạt động của nó.

Phiên bản hiện tại của Internet được thống trị bởi những người chơi tập trung. Các công ty như Google, Facebook và Amazon sở hữu và kiểm soát dữ liệu mà tất cả chúng ta tạo ra. Điều đó đã làm cho những bên trung gian đó trở nên rất giàu có và phần còn lại của chúng ta không chỉ hết tiền mà còn mơ hồ về việc dữ liệu đang được sử dụng như thế nào và để làm gì.

Đó là vấn đề mà Tron muốn giải quyết, bằng cách xây dựng một mạng internet phi tập trung do các cá nhân sử dụng nó kiểm soát và sở hữu.

Trong bài tìm hiểu này, chúng ta sẽ khám phá những điều cơ bản về Tron là gì và nó hoạt động như thế nào. Để hiểu rõ thêm, hãy đến phần Bắt đầu với bài tìm hiểu về TRON.

Tron là gì?

Tron là một nền tảng blockchain mã nguồn mở được thiết kế để hoạt động như cơ sở hạ tầng của một mạng lưới internet phi tập trung.

Nó có thể vận hành các hợp đồng thông minh, tạo thành các khối của các ứng dụng phi tập trung hoặc dapps; các ứng dụng chạy ở trên mạng lưới các nodes (các thiết bị trên một mạng blockchain) của Tron , và do đó không thể bị dập tắt hoặc kiểm soát bởi một cá nhân hoặc tổ chức duy nhất.

Tham vọng của Tron là hình thành nền tảng mà trên đó các dịch vụ tinh vi như những nền tảng giao dịch, mạng trò chơi phi tập trung và ứng dụng tài chính phi tập trung (DeFi) được xây dựng.

Ai đã phát minh ra Tron?

Tron được thành lập bởi Justin Sun, cựu giám đốc đại diện của Ripple tại Trung Quốc. Sun từ chức Giám đốc điều hành của Tron Foundation vào tháng 12 năm 2021, giao quyền kiểm soát dự án cho tổ chức phi lợi nhuận Tron DAO, một tổ chức tự trị phi tập trung.

Sơ lược về lịch sử của Tron

  • Tháng 3 năm 2014: Raybo, tiền thân của Tron, được thành lập.

  • Tháng 7 năm 2017: Quỹ Tron được thành lập tại Singapore.

  • Tháng 12 năm 2017: Tron ra mắt giao thức mã nguồn mở của riêng mình.

  • Tháng 3 năm 2018: Tron ra mắt mạng thử nghiệm và ví web của riêng mình.

  • Tháng 5 năm 2018: Tron ra mắt mạng lưới chính thức của nó.

  • Tháng 6 năm 2018: Khối genesis đầu tiên của Tron được tạo ra.

  • Tháng 7 năm 2018: Tron Foundation mua lại dịch vụ chia sẻ tệp p2p BitTorrent.

  • Tháng 3 năm 2019: Tron hợp tác với Tether để phát hành stablecoin USDT dưới dạng token TRC-20.

  • Tháng 7 năm 2021: Tron Foundation tự tái cấu trúc lại với tên gọi Tron DAO.

  • Tháng 11 năm 2021: Tron ra mắt quỹ 1,1 tỷ đô la để phát triển hệ sinh thái của mình.

  • Tháng 12 năm 2021: Justin Sun từ chức Giám đốc điều hành Tron, giao quyền kiểm soát dự án cho Tron DAO.

  • Tháng 5 năm 2022: Tron thông báo ra mắt stablecoin USDD của mình.

Tronix là gì (TRX)?

Tronix, hoặc TRX, là đồng tiền gốc của hệ sinh thái Tron. Nó được sử dụng cho phí giao dịch trên mạng lưới, và có thể được stake để nhận phần thưởng từ mạng lưới. Nó cũng được sử dụng trong quản trị, những người nắm giữ TRX có thể bỏ phiếu đối với các quyết định về mạng lưới.

Không giống như các loại crypto dựa trên khai thác như Bitcoin, token TRX đã được phát hành vào lúc ra mắt. Tính đến tháng 10 năm 2022, nguồn cung cấp token của TRX là 92 tỷ, và tuyên bố đã duy trì trạng thái giảm phát kể từ tháng 10 năm 2021. TRX có thể được chia nhỏ; đơn vị nhỏ nhất của TRX được gọi là SUN, với một TRX tương ứng với 1.000.000 SUN.

Tron không phải là một loại tiền mã hóa có giới hạn như Bitcoin, và nhiều hơn một đơn vị giá trị. Tron muốn token TRX của mình tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi tài sản kỹ thuật số mà không cần yêu cầu người trung gian.

Token TRX của Tron hoạt động như một cuốn sổ cái theo dõi các giao dịch trên mạng lưới, và cuối cùng trở thành một kho lưu trữ giá trị mà người sáng tạo nội dung có thể sử dụng khi họ thấy phù hợp.

Bạn có biết?

TRON đã hoàn thành đợt giảm phát đầu tiên trong lịch sử từ ngày 30 tháng 3 năm 2021 đến ngày 5 tháng 4 năm 2021, đánh dấu bước nhảy vọt của TRX vào kỷ nguyên giảm phát.

Tron vận hành như thế nào?

Trung tâm của Tron là một cơ chế đồng thuận được gọi là PoS được ủy quyền, hoặc DPoS. Không giống như Bitcoin, Tron không sử dụng PoW, một mô hình dựa vào mạng lưới các máy tính giải các thuật toán để duy trì tính bảo mật cho mạng lưới của nó. Đây là một quá trình tiêu tốn nhiều năng lượng dẫn đến nhiều chỉ trích về tác động đến môi trường của Bitcoin.

Thay vào đó, DPoS là một sự phát triển của cơ chế PoS được sử dụng bởi các blockchain như Ethereum. Trong hệ thống này, mọi người bỏ phiếu xem các nodes nào nên được cho phép xử lý các giao dịch trên mạng lưới. Trên mạng lưới Tron, có 27 trong số các "siêu đại diện" này. 

Nhiệm vụ của nó là xác thực các giao dịch, tạo các block mới và cạnh tranh để nhận phần thưởng cho hành vi tốt trên mạng lưới. Hệ thống bỏ phiếu để bầu các siêu đại diện đang diễn ra, có nghĩa là nếu một người đó có hành vi sai, họ có thể bị thay thế.

Bạn có biết?

Để trở thành siêu đại diện trên Tron, bạn cần đạt được hơn 100 triệu phiếu bầu. Một token tương ứng một phiếu bầu

Điểm đặc biệt của Tron là gì?

Nhiệm vụ của Tron là "chữa lành internet". Nó tin rằng nó có thể làm được điều đó bằng cách triển khai bốn tính năng chính.

  • 🙏Giải phóng dữ liệu: cho phép dữ liệu di chuyển tự do và không bị kiểm duyệt trên mạng lưới của nó.

  • 📹Tài sản kỹ thuật số: tạo ra một hệ sinh thái nơi người dùng có thể sở hữu các quyền đối với nội dung và theo dõi đó khi nó được lan truyền.

  • 💰ICO cá nhân: Khả năng cho bất kỳ ai để gây quỹ và phân phối tài sản kỹ thuật số.

  • 📝Không chỉ là những hợp đồng thông minh: Tạo cơ sở hạ tầng cho phép các tài sản phức tạp hơn như game và dự báo thị trường diễn ra trên nền tảng.

Tương lai của Tron

Tron đang hướng tới việc khẳng định vị trí của mình ở trung tâm mạng internet phi tập trung mới nổi, xây dựng hệ sinh thái của mình để hỗ trợ nhiều dapp và các dự án như stablecoin, USDD.

Bài viết được FXCE Crypto biên tập từ "Introduction to Tron (TRX)" của tác giả Decrypt Staff với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.

#Layer-1
#TRON
ic-comment-blueComment
#