Landscape
Token Burn là gì? Cách loại bỏ tài sản crypto khỏi nguồn cung
#
Marketing
6 phút đọc
25/11/2022
130
0
0

Việc burn token liên quan đến việc loại bỏ vô thời hạn tài sản kỹ thuật số khỏi lưu thông và giảm nguồn cung của token. Dưới đây là cách burn token hoạt động.

Burn cryptoNFT giống như việc đốt tiền mặt hay tác phẩm nghệ thuật, mặc dù quá trình burn này phức tạp hơn việc đốt vật lý thông thường.

Nhưng tại sao một dự án crypto lại muốn phá hủy token của chính mình? Trong bài viết này ta sẽ tìm hiểu một số lý do cho vấn đề này.

Token burn là gì?

Đầu tiên: việc burn token thực sự đòi hỏi những gì? Việc burn tài sản kỹ thuật số liên quan đến việc gửi token đến một nơi mà từ đó các token này sẽ không bao giờ có thể lấy lại được còn được gọi là burn address, đây là cách loại bỏ tài sản kỹ thuật số khỏi lưu thông bằng cách lock vĩnh viễn số token muốn burn.

Burn address là một kỹ thuật số không thể truy cập được vì không có private key, giống như một ổ khóa mà không có lỗ khóa. Burn address đôi khi cũng được gọi là eater address.

Việc gửi token đến burn address giúp loại bỏ số token này khỏi tổng nguồn cung, token được lock không thuộc sở hữu của bất kỳ ai và số tài sản đó sẽ không bao giờ được giao dịch trở lại.

Việc burn các token có thể dẫn đến việc tăng giá của các token còn lại đang được lưu thông. Giá của một tài sản có thể được xem là mối quan hệ giữa cung và cầu. Nếu tài sản có nguồn cung thấp hơn nhu cầu thì tài sản đó sẽ có giá cao hơn khi giao dịch. Ngược lại, nguồn cung cao hơn nhu cầu thì giá của tài sản đó thường sẽ giảm.

Bằng cách giảm nguồn cung của token, việc burn token có thể tạo ra sự mất cân bằng liên quan đến nhu cầu và thường làm tăng giá token do sự khan hiếm gia tăng.

Tại sao một số giao thức burn token?

Đôi khi, các dự án crypto sẽ burn token như cách mà các công ty mua lại cổ phiếu của mình, hấp thụ giá cổ phiếu và trả lại giá trị cho các nhà đầu tư dưới dạng giá cao hơn cho cổ phiếu. Vì lý do này, dự án burn token có thể được xem là tin tích cực, nhưng không phải lúc nào việc burn token cũng có tác động ngay lập tức đến giá của token.

Vì một số quá trình token burn diễn ra một cách tự động thường xuyên hoặc được tiết lộ trước và được định giá hiệu chuẩn thành giá trị mà token được giao dịch trước khi quá trình burn diễn ra. Cũng có khi các tin tức khác liên quan đến tài sản kỹ thuật số có thể có tác động lớn hơn đến bất kỳ biến động giá nào.

Ethereum là đồng coin lớn thứ hai tính theo vốn hóa thị trường đã dùng cơ chế burn như một phương pháp chuyển người dùng sang mạng proof-of-stake mới từ proof-of-work. EIP-1559 là bản cập nhật được ra mắt vào tháng 8 năm 2021, burn lượng Ethereum thu được từ các khoản phí liên quan đến việc xác thực các giao dịch trên mạng. Theo Watch the Burn cho đến nay, Ethereum đã loại bỏ 2.9 tỷ USD Ethereum (2.5 triệu ETH) kể từ khi EIP-1559 được ra mắt.

Dự án Otherside metaverse của Yuga Labs (đội ngũ tạo ra Bored Ape Yacht Club) đã burn số Ethereum trị giá 157 triệu USD khi khách hàng đổ xô mint các Otherdeed NFT.

Một loại coin khác đã ra mắt cơ chế burn là meme coin Shiba Inu (SHIB). Vào tháng 4 năm 2022, các nhà phát triển Shiba Inu đã khởi chạy SHIB Burning Portal, người burn SHIB sẽ nhận được burnSHIB, đổi lại người dùng sẽ nhận được phần thưởng bằng ERC-20 token RYOSHI.

Một số stablecoin được hỗ trợ bởi thuật toán (algorithmic stablecoin) sử dụng việc burn như một phương pháp để giữ tài sản được cố định ở một mức giá nhất định. Cơ chế này hoạt động bằng cách burn token khi giá tài sản thấp để giảm nguồn cung từ đó đáp ứng nhu cầu giúp tài sản tăng giá. Ngược lại, thông thường các algorithmic stablecoin mint nhiều token hơn để tăng nguồn cung làm giá token giảm xuống.

Tuy nhiên, khả năng tồn tại của cơ chế algorithmic stablecoin burn-mint đã bị đặt dấu chấm hỏi kể từ sự sụp đổ stablecoin UST của Terra vào tháng 5, giá của cả UST và LUNA được sử dụng trong cơ chế burn-mint giảm mạnh gần như bằng không. Cho đến nay, không có stablecoin nào có thể duy trì sự ổn định giá một cách nhất quán chỉ bằng các thuật toán hoặc phương pháp burn.

Một số blockchain sử dụng một hệ thống có tên proof-of-burn để xác minh các giao dịch và thưởng cho các miner đã gửi tài sản đến burn address. Các miner nhận được sự cho phép từ giao thức để viết các block bằng cách gửi tài sản (có thể là tài sản gốc của blockchain hoặc từ mạng khác, chẳng hạn như Bitcoin) – đến burn address.

Burn NFT

Chúng ta không chỉ có thể burn các token thông thường mà cũng có thể burn các non-fungible token (NFT), với một số dự án NFT kết hợp cơ chế burn vào thương hiệu của mình. Dưới đây là ví dụ về các dự án NFT đã sử dụng cơ chế burn token:

  • Burn.art - Một dự án sử dụng ASH, là token có nguồn gốc từ việc burn NFT như một entrypoint vào thị trường của dự án. Dự án được tạo ra bởi nghệ sĩ NFT nổi tiếng Pak và cho phép người dùng burn NFT của mình để đổi lấy ASH, có khả năng làm tăng giá trị của các NFT còn lại trong cùng một bộ sưu tập vẫn đang được lưu thông và cấp cho người dùng quyền truy cập vào nền tảng.

  • WAGDIE - Một bộ sưu tập các hình đại diện theo phong cách pixel bắt chước từ cụm từ phổ biến trong cộng đồng crypto “we’re all going to make it”. Như một chiến thuật tiếp thị độc đáo, WAGDIE đã mua một Mutant Ape NFT trị giá hàng nghìn USD và burn NFT đó như một lời tri ân cho dự án của mình.

Cùng với quyền sở hữu và quyền kiểm soát cá nhân, khả năng burn là một phần cốt lõi của các tài sản crypto. Việc có thể làm những gì chúng ta muốn với tài sản kỹ thuật số của mình là chìa khóa của các nguyên tắc mà các tài sản này được xây dựng ban đầu, ngay cả khi điều này buộc ta phải từ bỏ quyền sở hữu chúng.

Bài viết được FXCE Crypto biên tập từ "What is a Token Burn? How Crypto is Removed From Circulation" của André Beganski với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.

#Token Economics
ic-comment-blueBình luận
#