Projects
Tìm hiểu về Avalanche Network (AVAX) - Liệu đây có phải là đối thủ của Ethereum?
#
Marketing
7 phút đọc
29/11/2022
2
0
0

Avalanche là một nền tảng để xây dựng các ứng dụng phi tập trung mạnh mẽ và triển khai blockchain tùy chỉnh. Sau đây là cách nó hoạt động.

Tiêu điểm

● Avalanche là một nền tảng blockchain tiên tiến hứa hẹn khả năng mở rộng quy mô cực lớn và thời gian xác nhận nhanh chóng.

● Các nhà phát triển đang nghiên cứu những cải tiến mở rộng quy mô như subnet, cho phép các dự án kết nối với Avalanche mà không chiếm bất kỳ không gian nào.

Trong cuộc đua sản xuất blockchain nhanh và đầy đủ tính năng nhất, một số ít dự án nổi bật đã xuất hiện trong vài năm qua.

Trong số này có Avalanche - một nền tảng nguồn mở cho các ứng dụng tài chính mới và phi tập trung - đã trở thành một trong những người đi đầu.

Hãy cùng xem điều gì khiến nó nổi bật trong một ngành công nghiệp ngày càng cạnh tranh.

Avalanche là gì?

Avalanche là một nền tảng được phát triển bởi Ava Labs, cho phép bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng sản xuất các blockchain đa chức năng và các ứng dụng phi tập trung (dApps).

Dự án được thiết kế để giải quyết một số hạn chế của các nền tảng blockchain cũ, bao gồm tốc độ giao dịch chậm, tập trung hóa, khả năng mở rộng. Avalanche đã áp dụng một số cải tiến bao gồm: giao thức đồng thuận độc ​​đáo hứa hẹn có độ trễ thấp, thông lượng cao và khả năng chống lại các cuộc tấn công 51%.

Avalanche ra mắt mainnet vào tháng 9 năm 2020 - chỉ hai tháng sau khi huy động được 42 triệu USD trong một đợt bán token (đã bán hết trong vòng chưa đầy năm giờ).

Vào tháng 6 năm 2021, Polychain Capital và Three Arrows Capital đã dẫn đầu vòng tài trợ 230 triệu USD cho Avalanche thông qua một đợt private token sale. Vào tháng 4 năm 2022, Avalanche đã công bố vòng tài trợ 350 triệu USD, đưa định giá công ty lên 5,2 tỷ USD.

Kể từ năm 2020, Avalanche đã phát triển trở thành blockchain lớn thứ ba tính theo tổng giá trị bị khóa (TVL), xếp sau Ethereum và BNB Chain, theo DeFi Llama.

Cách hoạt động

Về bản chất, Avalanche được xây dựng dựa trên một hệ thống gồm ba blockchain có thể tương tác: Exchange Chain (X-Chain), Contract Chain (C-Chain) và Platform Chain (P-Chain).

Tóm lại, X-Chain được sử dụng để tạo ra các tài sản kỹ thuật số mới, trong khi C-Chain dùng để triển khai Máy ảo Ethereum (EVM) của Avalanche và P-Chain được sử dụng để điều phối validator và tạo subnet.

Hai trong số các blockchain vừa nêu (P-Chain và C-Chain) được bảo đảm bởi quy tắc đồng thuận "Snowman", giúp kích hoạt các hợp đồng thông minh bảo mật thông lượng cao, trong khi X-Chain được bảo đảm bởi quy tắc đồng thuận "Avalanche" (được DAG tối ưu hóa) — giúp giao thức an toàn và có thể mở rộng để đạt được thời gian hoàn thành giao dịch trong vài giây.

Ava Labs chia nhỏ kiến ​​trúc thành ba blockchain riêng biệt để tối ưu hóa sự linh hoạt, tốc độ và bảo mật mà không cần đánh đổi. Giúp dự án trở thành một nền tảng mạnh mẽ cho các trường hợp sử dụng chung cũng như doanh nghiệp vì các nhà phát triển đã rất linh hoạt trong việc xây dựng các loại ứng dụng.

AVAX là token tiện ích gốc của hệ sinh thái Avalanche, được sử dụng để thanh toán phí mạng, staking và là đơn vị tiền tệ cơ sở của tài khoản giữa các Avalanche subnet.

Dự án có gì đặc biệt?

Theo Ava Labs, nền tảng có thể xử lý gần 4.500 giao dịch mỗi giây - cao hơn nhiều so với 7 giao dịch/giây của mạng Bitcoin và 14 giao dịch/giây của Ethereum. Dự án cũng có thể đạt được thời gian hoàn thành giao dịch trong vòng chưa đầy 3 giây. Điều này giúp Avalanche phù hợp hơn với các ứng dụng phi tập trung mở rộng quy mô lớn - vốn sẽ bị tắc nghẽn trên nhiều nền tảng.

Bên cạnh khả năng mở rộng cao, Avalanche cũng được xây dựng để giải quyết một vấn đề lớn khác mà các hệ thống dựa trên blockchain phải đối mặt hiện tại: khả năng tương tác. Dự án thực hiện điều này bằng cách cho phép các blockchain (trong một subnet và giữa các subnet) giao tiếp với nhau, cho phép chúng bổ sung cho nhau và hỗ trợ chuyển tài sản xuyên chuỗi.

Trong khi nhiều blockchain proof of stake (PoS) chỉ cho phép một số validator tham gia để đạt được sự đồng thuận thì Avalanche cho phép bất kỳ ai stake ít nhất 2.000 AVAX đều có thể tham gia.

Kể từ tháng 5 năm 2022, đối thủ lớn nhất của Avalance vẫn là Ethereum - nền tảng blockchain hiện đang thống trị không gian DeFi. Mặc dù Avalanche hỗ trợ Máy ảo Ethereum (EVM) nhưng nó sử dụng một cơ chế đồng thuận khác để bảo mật mạng và hỗ trợ chuyển tài sản xuyên chuỗi mà không cần cầu nối.

Các trường hợp sử dụng

Avalanche cho phép cá nhân và doanh nghiệp dễ dàng xây dựng các blockchain theo mục đích riêng, cho dù là các trường hợp sử dụng riêng tư (blockchain cần cấp quyền - permissioned) hay công khai (không cần cấp quyền - permissionless).

Điểm độc đáo của dự án là kết hợp việc xây dựng nhiều blockchain tùy chỉnh cùng với cơ chế đồng thuận proof of stake, mang lại một nền tảng cực kỳ phi tập trung và mạnh mẽ cho các nhà phát triển xây dựng.

Tương thích với bộ công cụ Ethereum, các nhà phát triển có thể dễ dàng chuyển dApps Ethereum sang Avalanche và khởi chạy một loạt các ứng dụng phi tập trung (dApps) trên nền tảng. Các ứng dụng có thể chạy trên blockchain Avalanche độc lập, giúp nhà phát triển kiểm soát bảo mật và hoạt động cũng như ai có thể truy cập.

Những khả năng vừa nêu đã giúp hoạt động phát triển trên Avalanche tăng vọt trong một khoảng thời gian tương đối ngắn. Hiện có một loạt các ứng dụng sử dụng công nghệ của Avalanche — bao gồm những ứng dụng xoay quanh chứng khoán tư nhân (Securitize), thị trường dự đoán (Prosper) và stablecoin (Bilira — Lira stablecoin của Thổ Nhĩ Kỳ).

Nơi mua AVAX

Token Avalanche (AVAX) có sẵn để mua và giao dịch trên nhiều nền tảng, bao gồm Binance, OKEx, Bitfinex, Huobi Global, CoinEx, Paribu, WazirX, OKCoin và Hotbit.

Tương lai

Với tốc độ phát triển nhanh chóng, Avalanche đã tìm cách để phục vụ lượng người dùng đang gia tăng trong khi vẫn duy trì tốc độ và khả năng xử lý. Subnet chính là câu trả lời.

Subnet cho phép các dự án riêng lẻ được xây dựng trên Avalanche vẫn được kết nối với mainnet Avalanche thông qua các chain riêng mà không chiếm không gian trên mainnet. Bằng cách phân phối lại lưu lượng truy cập, các subnet có thể giúp Avalanche tránh được các vấn đề về tốc độ giao dịch và phí gas khi nó mở rộng quy mô (các vấn đề đã từng cản trở Ethereum).

Vào tháng 3 năm 2022, Avalanche đã công bố một sáng kiến ​​trị giá 290 triệu USD dành riêng để giúp các nhà phát triển kết hợp subnet vào những dự án được Avalanche hỗ trợ. Sáng kiến Avalanche Multiverse sẽ khuyến khích nhà phát triển tạo ra các mạng ứng dụng cụ thể, hoàn toàn có thể tùy chỉnh trên blockchain Avalanche. Về mặt lý thuyết, các subnet cho phép toàn bộ mạng lưới crypto (ví dụ Bitcoin hoặc Ethereum) tồn tại trên Avalanche trong khi vẫn sử dụng loại tiền mã hóa riêng của chúng.

Có thể tùy chỉnh tính năng Know Your Customer (KYC) cho subnet, điều này cho phép các tổ chức tài chính truyền thống xây dựng trên Avalanche.

Các subnet đã được áp dụng bởi một số dự án quy mô lớn bao gồm DeFi Kingdoms - một trò chơi play-to-earn được xây dựng trên Ethereum sidechain Harmony.

Ngoài các subnet, Avalanche đã công bố một ví mới dành riêng cho nền tảng có tên là Core. Ví sẽ sắp xếp hợp lý các giao dịch trên Avalanche và làm cho nền tảng dễ dàng sử dụng hơn đối với những người dùng không chuyên.

John Wu, chủ tịch của Ava Labs, đã bày tỏ sự quan tâm trong việc cố gắng xây dựng Core nhằm kết hợp tất cả các blockchain chính, bao gồm Bitcoin và Ethereum. Đây là một kế hoạch phức tạp đòi hỏi nhiều nỗ lực.

#Avalanche
ic-comment-blueBình luận
#