NFTs
Tìm hiểu framework mới để đánh giá lại Play-to-Earn 2022
#
Marketing
9 phút đọc
19/10/2022
1
0
0

Tìm hiểu framework mới để đánh giá lại Play-to-Earn 2022

Tiêu điểm chính

  • Ngành công nghiệp gaming truyền thống ngày nay kiếm tiền thông qua mạng xã hội (tài sản có giá trị xã hội) và tiện ích (tài sản có giá trị trong trò chơi).
  • Những sai sót rõ ràng đã được chỉ ra trong mô hình play-to-earn (P2E), chủ yếu là P2E tạo ra một tựa game pay-to-win liên tục và yêu cầu khoản đầu tư trả trước đáng kể, hạn chế nhiều người chơi tham gia từ đầu.
  • Kiếm tiền từ trò chơi thường theo hai trục, giá trị tiện ích và giá trị xã hội. Hầu hết các tựa game NFT đã chọn kiếm tiền thông qua giá trị tiện ích khi những tựa game đã có thể sẵn sàng kiếm tiền từ giá trị xã hội.

“Tôi tin rằng việc đổi mới mô hình kinh doanh đột phá hơn đổi mới kỹ thuật” – Fred Wilson, đồng sáng lập Union Square Ventures

Giống như các nhân vật hư cấu, ngành công nghiệp gaming không ngừng phát triển. Lĩnh vực này luôn nằm ở bờ vực của sự gián đoạn, nơi mà trong lịch sử, nó đã phát hiện ra cả những đổi mới về công nghệ, mô hình kinh doanh và điều chỉnh chúng cho phù hợp với những nhu cầu luôn thay đổi.

Tìm hiểu framework mới để đánh giá lại Play-to-Earn 2022

Làn sóng đổi mới gần đây nhất của ngành công nghiệp gaming là sự trỗi dậy của GameFi – công nghệ tài chính hóa lớn hơn các tài sản trò chơi. Mô hình kiếm tiền từ GameFi đầu tiên – play-to-earn (P2E) – đã được Axie Infinity phổ biến. Người chơi có thể mua Axies để kiếm SLP, một loại vật phẩm trong trò chơi được sử dụng để nhân giống Axies.

Thành công kinh tế của Axie dẫn đến một loạt các tựa game copy-cat và tựa game NFT giúp tăng tốc mô hình play-to-earn thông qua các mô hình staking.

Trả tiền để play-to-earn: Mưu mô của trò chơi đầu cơ

Đầu cơ cố hữu và bánh đà phản xạ được tạo ra bởi mô hình play-to-earn đã tạo ra các thương hiệu gaming có mức định giá hoàn toàn chênh lệch hàng tỷ USD như Axie Infinity, DeFi Kingdoms và Star Atlas, cùng những thương hiệu khác. Tuy nhiên, mô hình play-to-earn hiện tại có một số sai sót nghiêm trọng ngăn cản sự thành công lâu dài của nó.

Đầu tiên, khả năng mua NFT hoặc tiền tệ trong trò chơi tạo ra cơ chế pay-to-win một cách hiệu quả, một chất lượng mà hầu hết các thương hiệu lớn và tựa game thành công đều né tránh. Các tựa game thành công nhất thường chia sẻ một yếu tố kỹ năng, lựa chọn để tạo ra trải nghiệm chơi trò chơi nhiều người cạnh tranh và tránh người chơi lựa chọn cách “nạp tiền liên tục cho đến khi giành chiến thắng”.

Thứ hai, hầu hết các tựa game play-to-earn đều yêu cầu một khoản đầu tư trả trước đáng kể (từ hàng trăm đến hàng nghìn USD) vào NFT chỉ để được chơi. Điều này đương nhiên ngăn chặn nhiều người dùng tiềm năng và nâng cao hơn nữa động lực pay-to-win.

Cuối cùng, hãy hỏi 100 người chơi crypto xem các trò chơi play-to-earn có thú vị không và hầu như đồng loạt, bạn sẽ nghe thấy một tiếng vang dội “Không… nhưng tôi đang kiếm tiền.” Người chơi kiếm tiền thông qua các hành động chơi game thông thường không phải là công thức bền vững để thành công trong nhượng quyền thương mại.

Kết quả cuối cùng là như nhau – lính đánh thuê gaming sẽ chuyển từ trò chơi cũ sang trò chơi có lợi tức cao hơn tiếp theo, luôn tìm kiếm những đồng cỏ xanh tươi, mới mẻ hơn.

Các chương trình cần lưu ý

Bạn tiếp tục sử dụng từ đó. Tôi không nghĩ nó có nghĩa như những gì bạn nghĩ”. – Inigo Montoya – Mason Nystrom

Thường thì các hoạt động khai thác lợi suất P2E được hỗ trợ bởi “các chương trình học bổng”. Ví dụ chương trình học bổng của Axie cho phép các game thủ nghèo hơn vay tài sản từ những người sở hữu NFT giàu có bằng cách chia sẻ một phần lợi nhuận do các scholar tạo ra. Một cách hiệu quả, các học giả thực hiện các hoạt động trong trò chơi lặp đi lặp lại và chia một phần lợi nhuận cho chủ sở hữu NFT.

Gaming Guilds như Yield Guild Games đã mở rộng chương trình học bổng, hỗ trợ hơn 20.000 scholar. Mặc dù đáng ngưỡng mộ là YGG cho phép các cá nhân (chủ yếu ở các khu vực đang phát triển như Đông Nam Á, Philippines và Mỹ Latinh) kiếm được phần thưởng kinh tế cho sức lao động của họ, nhưng các động lực này có thể không bền vững.

Việc tiếp tục chương trình học bổng, gần giống như một công việc hơn, đòi hỏi sự phát triển liên tục của các cơ hội mang lại lợi nhuận trong Axie Infinity.

Vay mượn ý tưởng từ các trò chơi truyền thống: Kiếm tiền từ NFT Gaming

Ngày nay, hầu hết các trò chơi kiếm tiền từ doanh thu định kỳ trên một trong hai trục. Trục đầu tiên là giá trị xã hội – bán tài sản trong trò chơi thể hiện địa vị hoặc giá trị thẩm mỹ nhưng không ảnh hưởng đến trò chơi.

Fortnite là ví dụ điển hình đã xây dựng một doanh nghiệp thành công bằng cách bán skin kỹ thuật số hoặc nâng cấp thẩm mỹ cho vũ khí. Roblox kiếm tiền thông qua các đăng ký Robux có thể được chi tiêu trong nhiều trò chơi do nhà phát triển bên thứ ba xây dựng, một số trò chơi ưu tiên tiện ích trong khi những trò chơi khác kiếm tiền thông qua giá trị xã hội.

Cuối cùng, các trò chơi như GTA cho phép người chơi mua các vật phẩm giúp họ hoàn thành cốt truyện nhanh hơn; tuy nhiên, cũng có một yếu tố giá trị xã hội trong việc sở hữu một số loại tài sản nhất định (ví dụ: Lambo vs. Prius).

 

Tìm hiểu framework mới để đánh giá lại Play-to-Earn 2022

Nguồn: Loupfunds

Mô hình này có thể được áp dụng rộng rãi cho trò chơi crypto, với sự khác biệt quan trọng là doanh thu định kỳ thường đến thông qua phí giao dịch thứ cấp chứ không phải đăng ký (ví dụ: Fortnite V-Bucks và Roblox Robux).

Tìm hiểu framework mới để đánh giá lại Play-to-Earn 2022

NFT gaming playbook đã tập trung vào việc bán NFTs và kết hợp staking hoặc khai thác lợi suất để tạo ra các động lực tài chính để “chơi”. Không có trò chơi NFT đáng chú ý nào tập trung vào việc kiếm tiền thông qua giá trị xã hội, mặc dù có những dự án NFT như BAYC và các bộ sưu tập khác kiếm tiền chủ yếu dựa trên giá trị xã hội.

Hầu hết các trò chơi NFT không vượt qua được Entertainment Threshold – điểm mà một công ty hoặc nhà phát triển đã tạo ra một trò chơi đủ thú vị để có thể bền vững ngoài các ưu đãi tài chính cung cấp cho người dùng.

Một lưu ý nhanh gọn về NFT tiện ích

Như đã nói trước đó, việc có các NFTs có thể giao dịch cung cấp lợi thế cạnh tranh nhanh chóng biến thành động lực pay-to-win, vì vậy hầu hết các trò chơi NFT nên tránh không gian thiết kế này. Tuy nhiên, có những trường hợp NFTs dựa trên tiện ích có ý nghĩa trong một trò chơi. NFT tiết kiệm thời gian (nhưng không cạnh tranh) là cơ chế tiềm năng để các nhà thiết kế trò chơi tiếp cận NFT tích hợp.

Một ví dụ đáng chú ý là các MMORPGs như Runescape hoặc World of Warcraft, có nhiều vật phẩm phổ biến như tài nguyên, như gỗ, vàng và gạch được yêu cầu để xây dựng các tài nguyên khác nhưng vốn dĩ không giúp người chơi giỏi hơn ở các khía cạnh cạnh tranh của trò chơi. Kết hợp các loại NFT phổ biến này với NTfs cạnh tranh không trao đổi được hoặc NFTs xã hội là một cách tốt hơn nhiều để tạo ra các trò chơi NFT dựa trên tiện ích.

Khám phá Whitespace: Free-to-Play-to-Earn (F2P2E)

Ngay cả với những lỗi của nó, mô hình play-to-earn thể hiện một động lực mới để khởi động nền kinh tế gaming. Mô hình free-to-play-to-earn (F2P2E) có thể phù hợp với các trò chơi crypto hơn so với mô hình pay-to-play-to-earn (P2P2E).

Cần lưu ý rằng các trò free-to-play (F2P) được thiết kế kém vẫn có thể chơi được như trò chơi P2E, có nghĩa là các trò chơi F2P phải sử dụng các chiến lược kiếm tiền hiệu quả hơn. Hãy tưởng tượng một trò chơi mà trong đó skins (ví dụ: trang phục đại diện) chỉ mang lại lợi ích về mặt thẩm mỹ, nhưng các cá nhân trong trò chơi vẫn phải play-to-earn các tài nguyên cần thiết để tạo skin đại diện.

Điều này vẫn thể hiện một trò chơi play-to-earn với nền kinh tế thứ cấp sôi động nhưng không biến thành môi trường pay-to-win.

Điều cuối cùng về Play-to-Earn

Mô hình play-to-earn được phổ biến bởi các trò chơi như Axie Infinity, là một bước ngoặt trong lĩnh vực NFT gaming. Hàng tỷ USD sẽ được đầu tư vào không gian này trong những năm tới, nhưng hầu hết họ đều đang tìm kiếm một trò chơi Axie-esque, mặc dù một mô hình mới là thứ sẽ mang lại cho họ hàng triệu game thủ tiếp theo.

Mô hình free-to-play-to-earn sẽ có thể tận dụng bánh đà play-to-earn đồng thời duy trì môi trường cạnh tranh và nền kinh tế vững mạnh.

Bài viết được Bùi Huỳnh Như Phương biên tập từ “GameFi Monetization: A Framework for Redefining Play-to-Earn” của Mason Nystrom; với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.

—————————————————
👉 Theo dõi FXCE Ventures
Group Chat | Research Hub | FXCE Spotlight | Tổng hợp airdrop | FXCE Pool Coin

#NFTs
ic-comment-blueBình luận
#