Interoperability
Threshold Network là gì? Tìm hiểu về M&A phi tập trung
#
Marketing
16 phút đọc
19/10/2022
1
0
0

Threshold Network là gì? Tìm hiểu về M&A phi tập trung

Threshold Network là gì?

Là sản phẩm của sự sáp nhập ứng dụng phi tập trung đầu tiên, Threshold Network (trước đây là Keep Network / NuCypher) được trông đợi sẽ tạo ra mạng lưới mã hóa trên thực tế cho blockchain và crypto, dẫn đầu với một giải pháp phi tập trung được sửa đổi lại và có khả năng mở rộng cao (tBTC phiên bản v2) để đưa BTC vào mạng lưới Ethereum.

Một phần nhờ vào tBTC trước đó của Keep và mạng lưới node bao quát của NuCypher, Threshold hướng đến mục đích cung cấp cầu nối tài sản Bitcoin-đến-Ethereum hoàn toàn phi tập trung đầu tiên – một không gian được kiểm soát bởi nhà cung cấp dịch vụ giám sát tập trung BitGo với sự trợ giúp từ một số đối tác đáng chú ý. 

Mặc dù không dễ dàng nhưng Threshold có vẻ sẽ tận dụng việc sáp nhập như một phương tiện để vượt qua nhiệm vụ dường như bất khả thi này.

Keep Network

Keep Network được thành lập vào năm 2017 bởi Matt Luongo và Corbin Pon như một lớp bảo mật cho các public blockchain. KEEP sử dụng các vùng chứa dữ liệu ngoài chuỗi có thể tương tác với các hợp đồng thông minh. Các vùng chứa dữ liệu ngoài chuỗi này được gọi là “Keeps” và được quản lý bởi một mạng lưới phân phối của các nhà điều hành Keep – được gọi là “Signer”, những người này được chỉ định ngẫu nhiên các phần dữ liệu người dùng nhằm mục đích bảo vệ thông tin tránh khỏi truy cập không mong muốn. 

Bằng cách phân mảnh và mã hóa dữ liệu qua nhiều signer mà việc có được quyền truy cập vào thông tin hoàn chỉnh sẽ cần nhiều bên thông đồng và đồng ý kết hợp các phân đoạn, và điều này dường như đi ngược lại lợi ích của chính họ. 

Hệ thống này dựa trên ứng dụng chính của Keep Network, tính toán an toàn của nhiều bên (sMPC); điều này đảm bảo một signer riêng lẻ không thể giải mã thông tin được lưu trữ trên mạng lưới. Mặc dù về bản chất cốt lõi, Keep Network là một mạng lưới mã hóa nhưng use case phổ biến nhất của mạng này lại là tBTC – cầu nối tài sản Bitcoin-đến-Ethereum của Keep.

NuCypher

NuCypher được thành lập vào năm 2015 bởi Michael Egorov và MacLane Wilkison với mục tiêu cung cấp khả năng bảo vệ và mã hóa dữ liệu mà vẫn cho phép người dùng di chuyển thông tin và tính toán lên đám mây một cách an toàn.

Công nghệ cốt lõi của NuCypher được gọi là Proxy Re-Encryption (PRE), công nghệ này cho phép mã hóa dữ liệu end-to-end khi một thực thể proxy chuyển đổi dữ liệu được mã hóa từ khóa này sang khóa khác (“mã hóa lại”) mà không cần giải mã dữ liệu nguồn. PRE đảm bảo chủ sở hữu dữ liệu có khả năng cấp và thu hồi quyền truy cập vào dữ liệu riêng tư.

Vào năm 2017, NuCypher đã phát triển công ty thành một phép toán dựa trên blockchain, tích hợp công nghệ hợp đồng thông minh, mật mã ngưỡng và mô hình cơ sở hạ tầng phi tập trung dựa trên token để thiết lập PRE như một giao thức phi tập trung. 

Ngày nay, công nghệ PRE của NuCypher tập trung vào việc cung cấp các biện pháp kiểm soát truy cập bằng mật mã cho các ứng dụng và giao thức được phân tán thay vì các ngành công nghiệp nhạy cảm với dữ liệu truyền thống như chăm sóc sức khỏe và tài chính truyền thống.

Bối cảnh M&A

Trong lĩnh vực tài chính truyền thống, hoạt động mua bán và sáp nhập chính là xương sống cho lợi nhuận của một số ngân hàng và tổ chức tài chính lớn nhất, đồng thời đóng vai trò là chất xúc tác cho các chương trình thưởng hấp dẫn được các nhân viên ngân hàng đầu tư ở wall street tìm kiếm. 

Theo Reuters, năm 2021 là năm kỷ lục đối với M&A với 62.193 thương vụ trao đổi trị giá hơn $5,8 nghìn tỷ, tăng 64% so với năm 2020 và phá vỡ kỷ lục vào năm 2017 trước đó là $4,55 nghìn tỷ.

Lợi nhuận của các thương vụ M&A đi cùng với số lượng ngày càng tăng từ các dự án dựa trên blockchain hiện nay, không có gì ngạc nhiên khi luồng giao dịch dự kiến ​​sẽ đóng một vai trò lớn trong crypto vì những người chiến thắng giành được thị phần và các nguồn tài nguyên sẽ hiệu quả hơn nếu hoạt động cùng nhau thay vì trở thành các đối thủ cạnh tranh.

Nhưng với mô hình sở hữu phi truyền thống được thúc đẩy bởi cộng đồng thay vì hội đồng quản trị, bối cảnh M&A sẽ như thế nào trong lĩnh vực tiền mã hóa?

Cũng như crypto, định nghĩa về sự sáp nhập trong mỗi thông báo đều khác nhau và thường không giống như việc Google mua một startup tư nhân làm công nghệ của mình hay việc Sprint và T-Mobile kết hợp với nhau với hy vọng chiếm được cổ phần từ AT&T và Verizon.

Các thương vụ M&A trong crypto có thể có nhiều kiểu khác nhau; và trong năm 2021 mảng này bắt đầu có những bước đầu tiên.

Alameda Research mua lại nhóm kỹ thuật của RenVM về cơ bản là một đợt tuyển dụng toàn đội để đưa nhóm Ren vào đội ngũ Alameda và ưu tiên sự chú trọng của nhóm vào khả năng tương tác trong hệ sinh thái Solana. Yearn.finance đã công bố nhiều “đợt sáp nhập” trong năm nay, nói chính xác hơn là tích hợp nền tảng thay vì kết hợp hoàn toàn hoặc mua lẫn nhau. Về mặt mua lại, Polygon đã hoạt động tích cực với việc mua lại Hermez Network và Mir với giá lần lượt là $250 triệu và $400 triệu.

Khi nói đến một thương vụ M&A phi tập trung thực sự thì thậm chí còn có ít ví dụ hơn. Gần đây Fei Protocol và Rari Capital đã đồng ý hợp nhất các nền tảng của mình trong nỗ lực thu hẹp không gian cung cấp thanh khoản. Token RGT của Rari sẽ được đổi thành TRIBE với tỷ lệ 10:267, với việc Fei Protocol nhận về mình tất cả các khoản nợ của Rari liên quan đến việc hack $10 triệu của nền tảng vào tháng 5 năm 2021.

Từ quan điểm quản trị, phần lớn những người nắm giữ TRIBE và RGT dường như ủng hộ việc sáp nhập khi mà đề xuất này thu hút 90% phiếu thuận từ cộng đồng Fei Protocol và 93% phiếu thuận từ các thành viên Rari. Giờ đây khi cộng đồng Rari và Fei tiến tới với việc sáp nhập từ ​​góc độ sản phẩm và quản trị, hãy cùng tìm hiểu một trong những thương vụ sáp nhập sớm nhất trong mảng này bao gồm NuCypher và KEEP – trở thành Threshold.

Threshold Network là gì? Tìm hiểu về M&A phi tập trung

Threshold Network

Được công bố lần đầu vào tháng 3 năm 2021 với tên mã KEANU (Keep And NuCypher), sự hợp nhất của hai nền tảng mã hóa đã trở thành vụ sáp nhập đầu tiên của hai giao thức phi tập trung.

Việc sáp nhập Threshold diễn ra ở cấp code của các giao thức tương ứng, được gọi là “hard merge” nơi mà cả Keep và NuCypher với tư cách là các giao thức độc lập ngừng tồn tại, và giao thức kế nhiệm là Threshold tiếp tục cung cấp tất cả các dịch vụ mà Keep / NuCypher đã cung cấp trước đó và có vẻ sẽ mở rộng các dịch vụ của mình để trở thành nền tảng cho bất kỳ dạng mật mã ngưỡng nào.

Kết hợp mã là một chuyện, nhưng kết hợp hai nhóm stakeholder lại là một việc hoàn toàn khác. Mặc dù đề xuất sáp nhập ban đầu được đưa ra vào tháng 3 năm 2021 nhưng thỏa thuận này vẫn chưa được hoàn tất cho đến ngày 11 tháng 6 khi cả cộng đồng Keep và NuCypher bỏ phiếu YES (78% KEEP / 100% NU) cho Đề xuất token RC0.

Mặc dù thỏa thuận được thông qua có tên là RC0 nhưng đề xuất thực sự đã trải qua 6 lần lặp lại khác nhau, khi mà các thành viên từ cả hai cộng đồng đã thảo luận qua lại về mọi thứ từ tên, tỷ giá hối đoái cho các token tiền nhiệm, và cơ cấu quản trị. 

Cuối cùng, hai cộng đồng đã đi đến một thỏa thuận về Đề xuất Token T6, theo đó cả hai bên giành được một phần tương đương của mạng Threshold mới đồng thời cũng thành lập kho quỹ Threshold DAO độc lập. Những thách thức lớn nhất mà Đề xuất Token T6 hướng đến hoàn thành đó là (1) không có token nào bị bỏ lại, (2) giảm thiểu rủi ro về token KEEP / NU “zombie” và (3) thiết lập hệ thống quản lý rủi ro mạnh cho DAO kế nhiệm.

Là một phần của RC0, tỷ lệ chuyển đổi cho các token KEEP và NU được đặt ở mức lần lượt là 1:4,78 và 1:3,26. Tỷ lệ này dựa trên tổng nguồn cung của mỗi token sau khi cả hai giao thức đã tạm dừng lạm phát, kết quả là mỗi giao thức chiếm 45% trong mạng lưới Threshold. Nguồn cung ban đầu cho T được đặt ở mức 10B với 10% được dự trữ cho Threshold DAO.

Hiện tại khi tỷ lệ chuyển đổi và tên token đã hoàn thành, công việc chính có thể được bắt đầu – xác định quản trị DAO.

Threshold Network là gì? Tìm hiểu về M&A phi tập trung

Quản trị

Lấy cảm hứng từ sự thành công của Compound Finance, nhóm Threshold đã quyết định lập mô hình cấu trúc quản trị sau sáp nhập theo giao thức cho vay Governor Bravo. Quyết định được đưa ra nhằm thiết lập một hệ thống ba nhánh bao gồm DAO lưỡng viện, đại diện cho những người nắm giữ token (Token Holder DAO) và các staker trên mạng lưới (Staker DAO), cũng như một hội đồng đa chữ ký (multisig council)  được bầu chọn ra.

Phần lớn quyền kiểm soát quản trị được trao cho Staker DAO, tuy nhiên, mỗi chi nhánh hoạt động trong một phạm vi kiểm soát và cân bằng. Hai thành phần bao gồm Thống đốc Bravo, Token Holder DAO và Staker DAO, mỗi bên có khả năng đề xuất các phiếu bầu trên chuỗi, bỏ phiếu đại biểu và thực hiện các đề xuất. Token Holder DAO bao gồm các chủ sở hữu token, staker và những người gửi token vào pool bảo hiểm (một thành phần tBTC). 

Mặt khác, Staker DAO bao gồm các staker mà quyền biểu quyết của họ được xác định bởi tỷ lệ tương đối của các token T được stake. Như đã đề cập, phần lớn quyền quản trị giao thức nằm ở Staker DAO, điều này hợp lý khi mà nhóm này tập trung vào việc hỗ trợ mạng lưới giao thức và các dịch vụ khác.

Token Holder DAO chịu trách nhiệm về nhu cầu “thị trường vốn” của tổ chức, bao gồm quản lý và triển khai kho bạc DAO và mint thêm token T để hạn chế bất kỳ rủi ro lạm phát nào.

Cuối cùng, Hội đồng đa chữ ký bao gồm 9 đại diện được bầu, với 4 ghế do chủ sở hữu token NU chọn ra và 4 ghế do chủ sở hữu token KEEP chọn. Ghế còn lại do các cộng đồng cùng nhau bình chọn. Mỗi thành viên được dự đoán là ​​sẽ giữ vị trí của mình trong một năm và đóng góp tích cực vào sự phát triển của Threshold.

Hiện tại không có giới hạn nhiệm kỳ đối với các thành viên hội đồng, nhưng ghế có thể bị thu hồi bằng một cuộc bỏ phiếu của Token Holder DAO. 

Quyền lực quản trị của hội đồng tập trung vào các đề xuất có tác động trên toàn giao thức, bao gồm quản lý phần thưởng staking và quyền phủ quyết – quyền này được sử dụng như một biện pháp bảo vệ dự phòng cho bất kỳ đề xuất bất lợi nào được thông qua.

Lợi ích của việc sáp nhập

Threshold tập hợp các thế mạnh của cả Keep và NuCypher, đồng thời tránh được hai rào cản lớn nhất của chúng. Đối với Keep, việc sáp nhập sẽ tăng thêm quy mô cho mạng lưu trữ dữ liệu ngoài chuỗi bằng cách tăng số lượng node mạng từ ~ 200 lên hơn ~ 2.000. Sự gia tăng số lượng trình xác thực (validator) này tạo ra một tập hợp signer phi tập trung hơn, làm giảm nguy cơ thông đồng. 

Mặt khác, NuCypher’s PRE kế thừa một ứng dụng Keep-build hiện được sử dụng khi có nhu cầu bảo mật có thể mở rộng. Use case chính của Keep ngày nay là cầu nối tài sản Bitcoin-đến-Ethereum (tBTC), cầu nối này đã sử dụng mạng lưu trữ ngoại tuyến của mình để giữ Bitcoin ở trạng thái mã hóa phi tập trung, trong khi tBTC tổng hợp có thể được triển khai trên mạng Ethereum.

Trong lộ trình sáp nhập, Threshold có kế hoạch nâng cấp lên tBTC v2, phiên bản này có thể cung cấp tất cả các lợi ích ban đầu của tBTC trên một mạng lưới có thể mở rộng với chi phí thấp hơn và bảo mật cao hơn.

tBTC và nhu cầu về Bitcoin trên Ethereum

Bitcoin là DLT gốc, là cú nổ khởi đầu của crypto mà chúng ta biết đến hiện nay. Vấn đề (tích cực đối với một số người) với Bitcoin đó là đối với thế hệ tiền tiếp theo thì nó không đặc biệt “thông minh”, tuy nhiên lại rất an toàn.

Mặc dù PoW nhận được nhiều đánh giá trái chiều tùy vào suy nghĩ của mỗi người, nhưng số lượng và chi phí của “công việc” liên quan đến cơ chế đồng thuận Bitcoin tạo ra một loại tiền kỹ thuật số cực kỳ an toàn với rủi ro tham nhũng tối thiểu. Ngành khai thác Bitcoin là một lĩnh vực được giao dịch công khai trị giá hàng tỷ đô la và bản thân BTC đại diện cho ~ 40% tổng thị trường tiền mã hóa.

Mặc dù BTC là khoản đầu tư đầu tiên của nhiều người vào tiền mã hóa nhưng cuối cùng hầu hết mọi người đều rơi vào tình thế lúng túng và chuyển sang các hợp đồng thông minh nơi mà DeFi, NFTs, P2E và tất cả các phần của Web 3.0.

Bảo mật được dùng để đổi lấy sự đổi mới, nhưng mặc dù hệ sinh thái tiền mã hóa đã xây dựng các cầu phi tập trung và các side chain cho mọi layer 1 ngày nay thì vẫn chưa có một kết nối thực sự phi tập trung giữa Bitcoin và phần còn lại của thế giới tiền mã hóa.

ERC-20 Bitcoin thực sự tồn tại, Wrapped BTC là một trong những cách triển khai phổ biến hơn trong DeFi, nhưng wBTC cùng với 9 trong số 10 giải pháp hàng đầu khác nếu không phải là tập trung thì cũng vận hành thông qua mô hình kết hợp, mô hình này về cơ bản là phi tập trung cùng với tính năng ngắt (kill switch).

Bảng thống kê dưới đây nêu bật mức độ tập trung của Bitcoin trên Ethereum với wBTC gấp gần 4 lần tổng của chín nền tảng tiếp theo gộp lại. Thậm chí còn đáng ngạc nhiên hơn sự thống trị của wBTC chính là số lượng BTC tối thiểu thực sự được triển khai trên Ethereum và các blockchain hợp đồng thông minh khác ngày nay. Tổng số BTC mà mười giải pháp hàng đầu nắm giữ chiếm ít hơn 2% tổng số BTC đang lưu hành hiện nay.

Điều này đặt ra câu hỏi, liệu những người nắm giữ BTC không tin tưởng vào các hệ thống tập trung hay họ chỉ đơn giản là không muốn có liên quan gì đến phần còn lại của crypto. Sự sáp nhập của Keep và NuCypher khiến tBTC v2 trở thành một đối thủ cạnh tranh trong không gian giải pháp Bitcoin-đến-Ethereum, cung cấp một giải pháp phi tập trung, permissionless và chi phí thấp thay thế cho wBTC và các triển khai ERC-20 hàng đầu khác.

Câu hỏi còn lại là: liệu nhu cầu về một cầu nối tài sản BTC-đến-Ethereum có tính phi tập trung hơn có tồn tại hay không?

Threshold Network là gì? Tìm hiểu về M&A phi tập trung

Kết luận / Lộ trình Threshold Network

Trong tương lai, nhóm Threshold vẫn tập trung vào việc ra mắt tBTC v2 và chiếm một phần lớn hơn trong mảng cầu nối tài sản Bitcoin-đến-Ethereum với mục tiêu hiện tại là $7 tỷ TVL vào cuối năm 2022 – điều này sẽ giúp tBTC dễ dàng đứng sau wBTC với vai trò là một phái sinh Bitcoin lớn thứ hai trên Ethereum. 

Trong khi DeFi được xây dựng dựa trên khái niệm tài sản đang sử dụng (active asset) thì phần lớn người nắm giữ Bitcoin có vẻ cảm thấy thoải mái với vị thế hiện tại của mình. Các nhà đầu tư tổ chức ngày càng quan tâm đến tiền mã hóa đều bắt đầu với Bitcoin, vì vậy có lẽ nhóm các nhà đầu tư mới này có xu hướng triển khai Bitcoin trên Ethereum hoặc một số blockchain khác, nhưng liệu họ có muốn sử dụng một phương tiện phi tập trung?

Threshold tin rằng nhu cầu này sẽ xảy ra trong chu kỳ tiền mã hóa tiếp theo và nhóm nghiên cứu hình dung kiến ​​trúc cầu nối của mình là phương pháp được ưa chuộng để đưa BTC vào Ethereum. 

Ngoài ra, Threshold DAO đang phát triển một stablecoin (thUSD) để bổ sung cho tBTC với tài sản risk-off tương thích được thế chấp bởi tBTC. Nhóm nghiên cứu tin rằng thUSD cuối cùng có thể hỗ trợ cho vay phi tập trung đối với tài sản thực, chẳng hạn như khoản vay thế chấp hoặc mua ô tô. 

Nhìn chung, hai cộng đồng dường như đã đến với nhau một cách suôn sẻ và hiện đang tập trung vào việc đảm bảo tất cả các công việc cho sự sáp nhập phi tập trung thực sự thành công. Mặc dù nhiều người trong thế giới tiền mã hóa có thể đã không sử dụng trực tiếp cả hai nền tảng này trong quá khứ nhưng thực tế này có khả năng thay đổi khi Threshold có vẻ sẽ chiếm thị phần trong năm mới.

Bài viết được Hiền Lê biên tập từ “Crossing the Threshold of Decentralized M&A” của Ryan Swanson; với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.

—————————————————
👉 Theo dõi FXCE Ventures
Group Chat | Research Hub | FXCE Spotlight | Tổng hợp airdrop | FXCE Pool Coin

#Interoperability
ic-comment-blueBình luận
#