DeFi
Moola Market - Trao quyền vay và cho vay đến tay người dùng Celo
#
Marketing
13 phút đọc
19/12/2022
1
0
0

Moola Market là một trong các dự án dành chiến thắng trong Celo Camp. Cùng với các giải pháp về sàn giao dịch DEX/AMM như Ubeswap, Mobius, Celo Wallet, Moola Market là mảnh ghép cho vay Defi hàng đầu, giúp hoàn thiện hệ sinh thái Celo. 

icon-menu

Giới thiệu về Moola Market

Moola Market là giao thức thanh khoản không giám sát (non-custodial) được xây dựng trên blockchain Celo, giúp người dùng tiếp cận với tín dụng và tạo ra lợi nhuận. 

image26 2

Giải pháp cung cấp: 

  • Deposit and Earning (gửi tiền và nhận thu nhập): Người gửi tiền gửi tiền mã hóa vào tài khoản và nhận thu nhập thụ động. Lợi nhuận thu được dưới dạng mToken như mcUSD, mcEU, mCELO.
  • Borrowing (vay): Người đi vay nạp tài khoản thế chấp (CELO, cUSD hoặc cEUR) để vay tiền mã hóa.
  • Flash loan (khoản vay nhanh): Người đi vay có thể vay bất kỳ số lượng tài sản có sẵn nào từ các pool thanh khoản của Moola mà không cần phải đưa ra bất kỳ tài sản thế chấp nào, miễn là lượng thanh khoản đã vay cộng với phí vay nhanh được trả lại cho pool trong cùng một block.

Mô hình kinh doanh: Mô hình lending- borrowing Defi. Ý tưởng hoạt động của Moola Market có nhiều điểm tương đồng với AAVE v.1. Các sản phẩm của AAVE v.1 như Depositing & Earning, Borrowing, Swap, Flash loan cũng có cơ chế hoạt động tương đồng với dịch vụ Moola Market cung cấp. Khi tham gia vào Moola Market, người gửi tiền sẽ nhận được lãi tiền gửi, người đi vay được tiếp cận với khoản vay tín dụng thông qua cơ chế cho vay thế chấp không thời hạn hoặc khoản vay flashloan có thế chấp dưới chuẩn. 

Một số thông tin cơ bản của dự án (tính đến ngày 19/10/2021)

Chỉ số  

Tổng tài sản khóa 

(Total Value Locked)

$73,568,746

Tổng tài sản cho vay

(Total Borrowed) 

$15.190.000

Tổng số tiền gửi

(Total Deposit)

$89.100.000

User đang hoạt động

(Active user)

12,598

Các giao dịch được hỗ trợ

(Supported markets)

cUSD, cEUR, và CELO
APY

cUSD (tối đa 2.728%)

cEU (tối đa 0.785%)

CELO (tối đa 0.002%

Địa chỉ hợp đồng

(Contract address)

0x17700282592D6917F6A73D0bF8AcCf4D578c131e

 

image25 3

Nguồn: https://defillama.com/protocol/moola-market/all/USD; https://app.moola.market/#/, (cập nhật đến ngày 19/10/2021)

Thông tin về các kênh truyền thông của dự án

image28 2 https://moola.market/
image27 2 https://twitter.com/moola_market?lang=en
image30 https://t.me/moola_market
image29 https://discord.com/invite/NsphyqbESK

Đội ngũ phát triển

Founder: Patrick Baron là nhà sáng lập Moola Market, đã gắn bó với Moola Market từ tháng 10/2020. Trước khi tham gia Moola Market, ông đã sáng lập ra Validator Capital – công ty Validator hỗ trợ hạ tầng cho mạng lưới Celo (từ tháng 3/2020 đến nay). 

image34 1

Thông tin về các thành viên khác trong Đội ngũ Moola Market chưa được công bố. FXCE sẽ tiếp tục theo dõi và cập nhật thông tin sớm nhất. 

Token và Tokeneconmics

Tokeneconomics

Kế hoạch phân bổ Token

Phân bổ token MOO

Phân bổ token MOO

Hạng mục Số lượng token
Tổng cung 100,000,000
Ngân sách cộng đồng 51,037,859.5
Những người ủng hộ dự án đầu tiên 1,872,141
Quỹ Celo Reserve 5,000,000
Pre-sales 23,570,000
Nhà sáng lập 10,000,000
Nhân viên trong tương lai 5,000,000
Nhân viên hợp đồng/tư vấn 3,520,000

Nguồn: https://moolamarket.medium.com/

MOO là một token cERC20 được đúc trên blockchain Celo. Ngoài một phần token được dành cho team, đội ngũ advisor/contractor, presale, số token MOO còn lại được Moola phân phối với mục tiêu thúc đẩy hoạt động trên hệ sinh thái Celo và chuyển giao quyền kiểm soát giao thức Moola cho chủ sở hữu token. Kế hoạch phân phối token cụ thể như sau: 

  • Token thưởng cho cộng đồng: Moola Market thưởng token cho những người đầu tiên sử dụng các dự án của hệ sinh thái Celo, bao gồm: Ubeswap exchangeValora wallet, Moola Market. Đã có 1.872.141 token MOO được dành để thưởng cho những người đầu tiên sử dụng dịch vụ của Moola, Ubeswap và Valora, tính hết ngày 29/06/2021. Token sẽ được phân phối theo đề nghị trả thưởng của người dùng, chậm nhất là ngày 31/12/2021. Phần token không được đề nghị trả thưởng do người dùng không yêu cầu sẽ được chuyển vào Ngân quỹ của Moola.  
  • Quỹ dự phòng Celo (Celo Reserve): 5% của tổng cung MOO (tương đương 5 triệu token) sẽ được chuyển vào Celo Reserve nhằm đảm bảo ổn định stablecoin Celo hiện tại và tương lai, bao gồm cUSD và cEUR. 
  • Ngân sách cộng đồng (Community Treasury): 51.04% của tổng cung MOO (tương đương 51.037.859,5 token) sẽ được gửi vào Community Treasury của Moola với mục đích khuyến khích thanh khoản và tài trợ cho các sáng kiến hỗ trợ hệ sinh thái Moola phát triển như chương trình phát thưởng, ưu đãi tích hợp dapp…

Kế hoạch trả Token: 

  • Pre-Sale: Trả token trong vòng 12 tháng.
  • Founders: Trả token trong vòng 12 tháng.

Giá Token: Giá hiện tại: $1.44 (tính đến ngày 15/10/2021)

Token Usecase

  • Chức năng quản trị: thể hiện quyền kiểm soát đối với các quyết định quản trị giao thức Moola và Ngân quỹ cộng đồng sẽ được chuyển cho chủ sở hữu MOO. Chủ sở hữu token MOO sẽ được tham gia biểu quyết các quyết định có ảnh hưởng đến các tham số thị trường Moola và quy trình thực hiện các quyết định này như quyết định bổ sung tài sản nào vào Moola, chỉ số loan-to-value (khoản vay/giá trị), ngưỡng thanh lý, chi phí…
  • Chức năng staking: Stake MOO trong các pool trên Ubeswap để kiếm phí giao dịch. MOO là một phần của chương trình khuyến khích khai thác thanh khoản.

Công nghệ, sản phẩm

Công nghệ

Giao thức Moola được phát triển trên code gốc ban đầu từ Aave. Moola được thiết kế dưới dạng mã nguồn mở nên mọi người đều có thể tự xác minh code cũng như xây dựng các ứng dụng tương tác với Moola.

Báo cáo audit Moola do công ty Bramah Systems, LLC. thực hiện. Công ty Bramah Systems, LLC. có trụ sở tại New York và đã có 19 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Đây cũng là công ty chịu trách nhiệm audit cho Poof Cash, Ubeswap, Inc. trong hệ sinh thái Celo. 

Tuy nhiên, rủi ro đối với bất kỳ công nghệ nào cũng không thể loại bỏ hoàn toàn. Đối với Moola, các rủi ro có thể phát sinh liên quan tới hợp đồng thông minh (lỗ hổng không xác định với code), rủi ro thanh lý liên quan đến quá trình thanh lý tài sản thế chấp. Moola đang thực hiện các biện pháp để giảm thiểu rủi ro, trong đó có việc mở code gốc cho người dùng quan sát và audit code cũng như tạo bot thanh lý mã nguồn mở. 

Sản phẩm

Moola Market thiết kế hệ thống vay – cho vay với cơ chế khuyến khích thanh khoản, đồng thời đảm bảo hạn chế rủi ro cho người dùng. Sơ đồ dưới đây thể hiện dòng tiền trong Moola Market:  Dòng tiền trong Moola Market Dòng tiền trong Moola Market

Gửi tiền và nhận thu nhập thụ động

Người gửi tiền kết nối ví với Moola Market và gửi token vào các Pool trên Moola Market và sẽ nhận lại mToken. Moola đưa ra các loại mToken như mcUSD, mcEUR và mCELO là các cERC20 token có thể giao dịch để thưởng cho người gửi tài sản và lãi suất thu được. Lãi suất nhận được sẽ phụ thuộc vào chỉ số sử dụng thị trường (market utilization) đối với các khoản vay thông thường và thêm một khoản phí cố định là 0.09% đối với các khoản vay nhanh (flash loan). 

Vay tiền và thế chấp tài sản

Người vay tiền nạp tài sản thế chấp (CELO, cUSD hoặc cEU). Các khoản tiền gửi vào Moola được coi là tài sản thế chấp và hưởng lãi gộp theo lãi suất thị trường.

Khoản vay của người vay cần đảm bảo duy trì tỷ lệ Khoản vay trên Giá trị (Loan To Value - LTV) tối đa là 75%, có nghĩa là đối với mỗi tài sản thế chấp trị giá 1 CELO, người đi vay sẽ có thể vay một loại tiền tệ khác có giá trị là 0,75 CELO. Tỷ lệ LTV tối đa xác định số lượng tối đa có thể được vay với một tài sản thế chấp cụ thể và sẽ thay đổi phù hợp theo các điều kiện thị trường.

Khi tất toán khoản vay, người đi vay cần trả chính xác loại tài sản đã vay cùng với tiền lãi vay và phí khởi tạo khoản vay theo thứ tự thanh toán như sau:  phí khởi tạo khoản vay sẽ được hoàn trả trước, sau đó trả dần số nợ gốc cộng với tiền lãi.

Thanh khoản và cơ chế điều tiết thị trường

Moola điều tiết thanh khoản trên thị trường thông qua một số công cụ như sau: 

+ Market utilization (chỉ số sử dụng thị trường) phản ánh tỷ lệ cầu từ người đi vay và cung từ người nạp tiền. Khi chỉ số Market utilization tăng lên, thì lãi suất tính cho người đi vay và lợi tức trả cho người nạp tiền cũng tăng lên. Mối quan hệ giữa chỉ số sử dụng thị trường và lãi suất này có nghĩa là khi khả năng thanh khoản thấp, người đi vay bị hối thúc trả lại khoản vay của họ và người nạp tiền được khuyến khích nạp thêm thanh khoản.

+ Lãi suất vay cố định và lãi suất vay biến động: Lãi suất cố định sẽ được xác định từ thời điểm vay và phụ thuộc vào chỉ số Market utilization. Lãi suất cố định dự kiến sẽ không thay đổi trong ngắn hạn nhưng có thể sẽ thiết lập lại trong các điều kiện thị trường nhất định. Lãi suất cố định có thể được thiết lập lại nếu lãi suất vay trung bình thấp hơn 25% APY và chỉ số tỷ lệ sử dụng trên 95%. Lãi suất biến động có thể thay đổi từ block này sang block khác và được xác định bằng chỉ số sử dụng trong pool tài sản. 

+ Hệ số An toàn: Moola sử dụng Hệ số an toàn đánh giá mức độ rủi ro của vị thế vay thông qua việc so sánh mức độ an toàn của tài sản thế chấp so với tài sản đi vay. Hệ số An toàn càng cao, tài sản thế chấp càng an toàn tránh khỏi các tình huống thanh lý. Nếu Hệ số An toàn đạt đến 1, việc thanh lý các khoản thế chấp sẽ được kích hoạt. Giá trị thế chấp sẽ ảnh hưởng đến Hệ số An toàn. Nếu giá trị tiền nạp tăng lên nhiều hơn so với tài sản đi vay, thì Hệ số An toàn sẽ tăng lên, có nghĩa là khả năng thanh lý sẽ ít hơn. Nếu giá trị các khoản tiền nạp giảm nhiều hơn so với tài sản đi vay, thì Hệ số An toàn sẽ giảm, cho thấy rằng khả năng thanh lý sẽ nhiều hơn. Việc gửi thêm tài sản thế chấp sẽ làm tăng Hệ số An toàn trong khi rút tài sản thế chấp sẽ làm giảm Hệ số An toàn. Trả bớt nợ sẽ làm tăng Hệ số An toàn trong khi vay thêm tài sản sẽ làm giảm Hệ số An toàn.

+ Ngưỡng thanh lý: tỷ lệ phần trăm mà tại đó một khoản vay được xác định là nợ dưới chuẩn. Ngưỡng thanh lý là 80% có nghĩa là nếu tỷ lệ Khoản vay trên Giá trị (LTV) vượt quá 80%, thì khoản vay của bạn là nợ dưới chuẩn và một số tài sản thế chấp của bạn có thể bị thanh lý. Khoảng LTV giữa LTV tối đa (75%) và Ngưỡng thanh lý (80%) được xem là một tấm đệm an toàn cho người đi vay. Ngưỡng thanh lý hiện tại cho tất cả các thị trường là 80%.

Nguồn: https://app.moola.market/#/ Nguồn: https://app.moola.market/#/

Flash loan

Các khoản vay nhanh cho phép vay bất kỳ số lượng tài sản có sẵn nào từ các pool thanh khoản của Moola mà không cần phải đưa ra bất kỳ tài sản thế chấp nào, miễn là lượng thanh khoản đã vay cộng với phí vay nhanh được trả lại cho pool trong cùng một block.

Loại hình vay này chủ yếu dành cho các nhà phát triển vì cần phải có kiến thức kỹ thuật để thực hiện. Phí flash loan hiện là 35 điểm cơ bản (0,35%) và có thể được điều chỉnh. Phí flash loan được chia 70/30 giữa những người trong pool cung cấp tài sản cho khoản vay và Ngân quỹ của Moola.

Các khoản flash loan cho phép tạm thời tiếp cận số vốn lớn và đặc biệt hữu ích trong các trường hợp như bảo hiểm rủi ro thanh lý (ví dụ: đặt Hệ số An toàn tối thiểu và tự động giảm nợ), thu được lợi nhuận từ chênh lệch giá giao dịch giữa các sàn (Arbitrage) như hoán đổi tài sản thế chấp mà không cần phải đóng khoản nợ, tái cơ cấu nợ. 

Stablecoin trên Moola

CELO, Celo Dollar (cUSD) và Celo Euro (cEUR) là những tài sản được hỗ trợ trên Moola.  

Backer

Moola kêu gọi được 1,4 triệu USD từ vòng seed round dưới sự tài trợ 3 quỹ lớn: Polychain Capital, Flori Ventures, Davoa Capital. Trong đó Polychain là quỹ đầu tư vào Celo và Flori thì có sự góp mặt của cả 3 cái tên founder Celo. 

Lộ trình phát triển sản phẩm

Moola đã đưa các sản phẩm và chạy các tính năng quan trọng trên Moola Market từ tháng 4/2021. Cột mốc quan trọng tiếp theo của Dự án là việc chuyển từ Moola v1 sang v2 vào  ngày 21 tháng 10. 

image39

Sàn giao dịch token MOO

Việc giao dịch token MOO có thể được thực hiện trên sàn Ubeswap của Celo. 

image40

Kết luận

Với sự ra mắt của Chương trình Defi for People trị giá 100 triệu USD của Celo vào tháng 08/2021, hệ sinh thái Celo đã thu hút thêm số lượng TVL và user mới đáng kể. Sự tham gia của gã khổng lồ AAVE sẽ giúp Celo thu hút dòng tiền và hỗ trợ giáo dục user cách vay và cho vay trong hệ sinh thái Celo. Rõ ràng trong quan hệ hợp tác này, Moola đã trở thành một trong những con át chủ bài để hút dòng tiền ở lại hệ sinh thái Celo.

Trong tầm nhìn tham vọng của Celo hướng tới tiếp cận 6 tỷ người dùng điện thoại trên thế giới, Moola là một Dự án thú vị để tiếp tục theo dõi và mong chờ những bước tiến tiếp theo. 

Bài viết được FXCE Crypto biên tập với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.

#DeFi
#Decentralized Exchanges
ic-comment-blueBình luận
#