Tech Guides
Hạn chế của Bitcoin là gì?
#
Marketing
5 phút đọc
28/11/2022
2
0
0

Bitcoin đang phải đối mặt với một số thách thức. Đó là tốc độ xác minh giao dịch, thiếu tính riêng tư, phí cao và nguy cơ bị tấn công 51%. Tuy nhiên, có những giải pháp hiện đang được nghiên cứu để khắc phục các hạn chế này của Bitcoin.

Khi Bitcoin ngày càng trở nên phổ biến, một số tính năng của nó đã gây ra các hạn chế - và trong một số trường hợp đã dẫn đến các cuộc tranh cãi về hướng đi tương lai. Chúng ta sẽ cùng xem xét các vấn đề chính với Bitcoin trong bài viết này.

Vì không một cá nhân hay nhóm nào sở hữu Bitcoin nên việc tìm ra cách khắc phục hoặc giải pháp thay đổi các vấn đề này chỉ có thể xảy ra khi tất cả mọi người đều đồng ý.

Nhưng đáng buồn là không phải ai cũng đồng ý với giải pháp tốt nhất phía trước. Điều này đã dẫn đến một số phát triển thú vị trong lĩnh vực tiền mã hóa.

Các vấn đề với Bitcoin

Tốc độ

Kiến trúc hiện tại của mạng Bitcoin có khả năng xử lý tối đa bảy giao dịch mỗi giây. Trong khi đó, mạng Visa có thể xử lý 24.000 giao dịch mỗi giây.

Điều này dẫn đến sự chậm trễ về tốc độ xác thực các giao dịch của mạng, và nó trở nên càng chậm hơn khi càng có nhiều người sử dụng mạng.

Ngoài ra còn có một vấn đề về tốc độ khi nói đến tần suất một khối mới được tạo ra trên Bitcoin.

Satoshi Nakamoto đã cho phép một khối mới được tạo ra sau mỗi 10 phút, để giúp ngăn chặn gian lận trên mạng. Khoảng 2.000 giao dịch có thể nằm gọn trong một khối, do đó, tình trạng tồn đọng các giao dịch chưa được xác nhận là phổ biến.

Cả hai điều này đều dẫn đến tốc độ xử lý giao dịch của mạng Bitcoin bị chậm lại.

Bạn có biết?

Một số người đã phải đợi hàng tuần để giao dịch của họ được xác nhận vì thiếu nguồn lực để xử lý các giao dịch tồn đọng.

Quyền riêng tư

Bitcoin chỉ ẩn danh một phần - các chuyên gia gọi đây là tính ẩn danh giả.

Bởi vì tất cả các giao dịch đều công khai, do vậy một người dùng nếu quyết tâm sẽ có thể tìm ra ai là cá nhân hay công ty dựa trên các hoạt động được liệt kê trong ghi nhận công khai của Bitcoin bằng cách điều tra một chút trên internet.

Làm cách nào? Đó chính là trình theo dõi web và cookie: các đoạn mã nhỏ nằm trên các trang web được thiết kế để cho bên thứ ba biết bạn đã làm gì khi lướt web.

Khi ai đó có được thông tin đó, họ có thể theo dõi hoạt động của bạn trên Bitcoin và biết được bạn đã tiêu tiền của mình như thế nào.

Một số sàn giao dịch Bitcoin cũng yêu cầu người dùng xác minh danh tính. Nếu những cơ sở dữ liệu này bị tấn công, tương tự, ai đó cũng sẽ có thể biết được bạn đã làm những gì.

Phí

Bởi vì không gian trong một khối có giới hạn và lại có quá nhiều thợ đào trên mạng, người dùng cần đính kèm một khoản phí để khuyến khích thợ đào xử lý giao dịch của họ trước những người khác.

Khi càng có nhiều giao dịch tồn đọng, người dùng sẽ tăng mức phí để thu hút các thợ đào xử lý các giao dịch của họ. Vấn đề về phí này là như nhau dù đó là giao dịch £5 hay £50.000 - dẫn đến việc Bitcoin không thích hợp cho các giao dịch nhỏ, như việc mua cà phê vào buổi sáng.

Cuộc tấn công 51%

Nếu ai đó hoặc một nhóm cùng nhau kiểm soát hơn một nửa tài nguyên máy tính được sử dụng để khai thác, họ có thể viết lại lịch sử tài chính của blockchain về vấn đề chi trả hai lần.

Forks

Do bản chất đồng thuận ở cách mà Bitcoin được quản lý và vận hành, đã có một số tranh luận dẫn đến cái gọi là 'fork' nơi cộng đồng chia tách.

Trong trường hợp của Bitcoin, đã có một số Hard Fork, khi mà một tiền tệ hoặc mạng lưới mới được tạo ra.

Trong vòng chưa đầy một năm, Bitcoin Private, Bitcoin Cash, Bitcoin Gold đều được tạo ra dựa vào giao thức Bitcoin ban đầu.

Khắc phục các vấn đề của Bitcoin

Trong số rất nhiều vấn đề, cộng đồng phát triển đã rất tích cực cố gắng giải quyết các vấn đề ban đầu với loại tiền này.

Đã có một số bản cập nhật và nâng cấp cho Bitcoin để nó có thể vận hành trơn tru hơn. Một trong những nội dung được thảo luận nhiều nhất là bản cập nhật Segwit, được ra mắt vào năm 2017.

Bản nâng cấp này đã giúp tăng số lượng giao dịch trên mạng, giúp giảm phí phải trả cho các thợ đào.

Lighting Network

Một nhóm các nhà phát triển đã nỗ lực với bản cập nhật khổng lồ được gọi là Lightning Network.

Đây là mạng hoạt động cùng với mạng trung tâm của Bitcoin, nhưng không yêu cầu thợ đào xác thực giao dịch.

Thay vào đó, các khoản thanh toán diễn ra giữa những người dùng trong kênh riêng tư - và họ chỉ sao lưu nhật ký giao dịch vào mạng Bitcoin khi họ cần.

Bitcoin hiện tại đã trở thành mạng dự phòng trong trường hợp có bất đồng trong các kênh riêng tư. Nếu Lightning Network thành công, nó có thể giải phóng tài nguyên, loại bỏ phí và giảm lượng năng lượng mạng cần tiêu thụ.

Tương lai của Bitcoin

Do tính chất đồng thuận của Bitcoin, một số nhà phát triển, nhóm và công ty đã tạo ra đồng tiền của riêng họ như một cách trực tiếp giải quyết một số vấn đề của Bitcoin.

Mặc dù hiện tại công nghệ blockchain vẫn tồn tại, nhưng trong tương lai Bitcoin tiến triển như thế nào thì không chắc chắn.

Bài viết được FXCE Crypto biên tập từ "What are Bitcoin’s limitations ?" của Matt Hussey với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.

#Bitcoin
ic-comment-blueBình luận
#