Web3
Tổng quan Covalent - Unified API truy xuất dữ liệu Blockchain
#
Marketing
16 phút đọc
27/11/2022
19
0
0

Tiêu điểm chính

  • Covalent cung cấp một Unified API (API Hợp nhất) cho phép các nhà phát triển tái sử dụng các truy vấn trên nhiều blockchain.

  • Dự án đã cung cấp dữ liệu cho nhiều công ty crypto với một loạt các trường hợp sử dụng, cụ thể là ConsenSys (investor dashboards), CoinGecko (on-chain DEX data), rotki (taxation tools), NFTX (NFT galleries), và Rainbow (consumer wallet).

  • Kể từ tháng 10 năm 2022, Covalent hỗ trợ 26 blockchain mainnet và họ có kế hoạch hỗ trợ trên 50 network vào năm 2023.

  • Tiêu chuẩn Block Specimen của dự án Covalent hứa hẹn sẽ làm cho dữ liệu blockchain có thể tổng hợp và tái sử dụng bên ngoài môi trường vận hành.

  • Dù cho The Graph hiện tại đang phù hợp nhất cho các dự án yêu cầu dữ liệu chuyên biệt, Covalent thực sự phù hợp nhất để phục vụ các ứng dụng yêu cầu dữ liệu có cùng mục đích và có thể áp dụng rộng rãi.

Giới thiệu

Mặc dù dữ liệu blockchain là công khai và có thể truy cập, nhưng nó thường khó thu thập. Thậm chí còn trở nên phức tạp hơn khi các ứng dụng như Wallets và NFT marketplaces yêu cầu dữ liệu từ nhiều blockchain với các định dạng đầu ra khác nhau. Covalent đã xây dựng một giao thức chuẩn hóa dữ liệu từ hơn 25 blockchain; Unifiled API của dự án cho phép các Builder sử dụng lại các truy vấn trên các network được hỗ trợ.

API chuyển dữ liệu giữa hai bên: client (khách hàng) và server (máy chủ). Khi sử dụng giao thức API, server duy trì quyền kiểm soát hệ thống của họ và phản hồi các yêu cầu của khách hàng. Người dùng, những nhà phát triển ứng dụng hoặc công ty phân tích, lấy dữ liệu từ các API trong khi nhà cung cấp dữ liệu duy trì quyền sở hữu.

Mặc dù nhiều công ty đã xây dựng cơ sở hạ tầng cho server để cung cấp quyền truy cập vào dữ liệu blockchain, nhưng hầu hết đều dừng lại ở RPC layer. Các phương pháp tiếp cận phổ thông này có xu hướng chỉ tìm nạp dữ liệu bề mặt dựa trên định dạng do blockchain yêu cầu.

Giao thức Covalent đi sâu hơn so với những cách tiếp cận thông thường: nó trích xuất dữ liệu từ các blockchain khác nhau sau đó tải dữ liệu đó lên không gian lưu trữ, index và chuyển đổi đối tượng dữ liệu được lưu trữ, cuối cùng giao thức này tải dữ liệu vào kho lưu trữ cục bộ giúp cho người dùng API truy vấn. Trong suốt quá trình trên, nó gửi các bằng chứng đến mạng Moonbeam để xác thực công việc được hoàn thành ở từng bước. 

Nói tóm lại, Covalent mật mã hóa bảo mật và tiêu chuẩn hóa tất cả dữ liệu blockchain trích xuất giúp các nhà phát triển có thể truy vấn từ bất kỳ chain nào theo một cách thống nhất, từ đó, chúng ta có Unifiled API.

Tổng quan về Covalent

Covalent phi tập trung hóa theo quy trình 

Covalent được bắt đầu như một dự án hackathon vào năm 2017. Kể từ khi thành lập, nó đã duy trì mục tiêu là xây dựng một công cụ indexing có khả năng phục vụ các deep metric từ các blockchain.

Ví dụ, các deep metric đó sẽ bao gồm việc nhận được tokenholder (chủ sở hữu token) theo block height bất kỳ hoặc nhận các log event được phát ra bởi một địa chỉ smart contract nhất định.

Vào tháng 10 năm 2020, Covalent chỉ hỗ trợ Ethereum. Nhưng kể từ tháng 10 năm 2022, Covalent hỗ trợ danh sách ngày càng tăng gồm hơn 25 blockchain mainnet mà người dùng API có thể truy vấn. Ngoài ra, Covalent gần đây đã trở thành nhà cung cấp dữ liệu blockchain đầu tiên cho index app chains. Nhà đồng sáng lập / Giám đốc điều hành, ông Ganesh Swami nói với Messari rằng Covalent sẽ thông báo hỗ trợ thêm các blockchain sớm nhất là vào quý 1 năm 2023.

Trước khi bắt tay vào con đường phi tập trung hóa theo tiến trình, Covalent đã tìm kiếm thị trường sản phẩm phù hợp cho công cụ indexing. Ngoài sự ủng hộ từ các nhóm lợi ích, dự án Covalent còn kiếm được doanh thu từ các khách hàng trong ngành công nghiệp crypto như ConsenSys, CoinGecko và 0x Labs. Covalent nói với Messari rằng nhiều năm hoạt động kinh doanh phục vụ khách hàng doanh nghiệp đã giúp họ xác nhận nhu cầu thị trường, đặt nền tảng cho dữ liệu có thể truy vấn từ Unifiled API của họ.

Người tham gia Network

Giao thức phi tập trung của Covalent sẽ có nhiều người tham gia network, họ được gọi là “operator - nhà vận hành”. Hiện tại, chỉ có một trong số các vai trò của network operator vẫn còn được ứng dụng, đó là của Block Specimen Producer (BSP).

Tính đến tháng 10 năm 2022, Covalent có 12 BSP; những operator đáng chú ý bao gồm Chorus One, Woodstock, StakeWithUs, và Đại học Calgary. Tuy nhiên, vai trò này vẫn được phân quyền khi Covalent tiếp tục phân cấp.

Block Specimen Producer trích xuất dữ liệu blockchain thô và tạo một đối tượng dữ liệu gọi là Block Specimen. Tiêu chuẩn BSP hứa hẹn làm cho dữ liệu blockchain có thể tổng hợp và tái sử dụng bên ngoài môi trường thực thi.

Sau đó, Block Specimen Producer đăng tải Block Specimen lên phiên bản lưu trữ, tạo một hash (hoặc proof) cho Block Specimen lưu trữ và công khai proof với smart contract ProofChain của Covalent trên Moonbeam. Khi proof có trên Moonbeam, các network node khác có thể xác minh công việc của BSP.

Kể từ tháng 10 năm 2022, các vai trò network operator vẫn chưa hoạt động bao gồm Refiners, Query Operators, Auditors, và Storage Operators. 

  • Refiners lấy Block Specimens từ bộ nhớ lưu trữ, chuyển đổi dữ liệu thô thành đối tượng dữ liệu có thể truy vấn được gọi là Block Result, sau đó xuất bản một proof để xác thực công việc đó.

  • Trước khi phản hồi các truy vấn API, Query Operators tải dữ liệu đã chuyển đổi vào kho dữ liệu cục bộ.

  • Mỗi network operator được trả tiền để thực hiện vai trò của họ sau khi Auditors xác nhận từng proof cho một giai đoạn cụ thể. Trước khi thanh toán, một nhóm Auditor được chọn ngẫu nhiên từ tổ hợp các network operator để làm Auditor trong thời gian kiểm toán.

  • Khi Block Specimen Producers tải dữ liệu lên bộ nhớ lưu trữ, họ có thể chạy phiên bản đó một cách cục bộ hoặc trả tiền cho Storage Operators để chạy nó. Các Storage Operator dự kiến ​​sẽ tăng khả năng cung cấp dữ liệu của các proof bằng cách tải chúng và lưu trữ chúng một cách cục bộ.

IPFS - InterPlanetary File System

Covalent hiện đang quản lý những vai trò này vì nó vận hành để mở các giao thức ra khi các thực thể khác mong muốn gia nhập.

Covalent nói với Messari rằng họ có kế hoạch để tất cả các vai trò network operator của mình sẽ hoạt động vào năm 2024. Khi Covalent phân cấp giao thức của mình, hiệu quả tổng thể của việc phân quyền sẽ được tiết lộ trong sự phát triển và hoạt động của những người tham gia network như Block Spec Sample Producrs, Refiners, và Query Operators.

CQT Tokenomics, Investors & Utility

Covalent đã huy động được khoảng 15,71 triệu đô la từ một đợt seed sale không công khai (vòng gọi vốn khi dự án Blockchain mới chỉ ở giai đoạn hình thành ý tưởng - đợt mở bán token đầu tiên của dự án), hai vòng gọi vốn chiến lược và một đợt bán công khai.

Bên tham gia Private sale từ đợt sale vào năm 2020 bao gồm Quỹ Woodstock, 1kx Capital, Mechanism Capital, AU21 Capital, Brilliance Ventures, TRG Capital, Alameda Research và CoinGecko.

Private sale từ đợt bán hàng vào năm 2021 gồm có Hashed, Binance Labs, Coinbase Ventures, Delphi Ventures, Hypersphere Ventures và các tổ chức đằng sau như Avalanche, NEAR Protocol, Elrond và Moonbeam.

Covalent Query Token (CQT) đã được ra mắt trên Ethereum với nguồn cung cấp tối đa 1 tỷ với các vesting schedules. Trong nguồn cung này, khoảng 33,3% (333 triệu CQT) được phân bổ cho các bên tham gia private sale nêu trên.

Team & Advisor đã được phân bổ khoảng 16,4% (164 triệu CQT) nguồn cung tối đa. Các phân bổ còn lại (giành cho Public Sale, Staking, Reserves và Ecosystem) chiếm khoảng 50,3% (503 triệu CQT) của nguồn cung tối đa. 

CQT là một token quản trị cũng được sử dụng để staking và thanh toán với các network operator. Khi Covalent phân cấp, quá trình quản trị vẫn đang ở giai đoạn đầu và cần sự can thiệp thủ công từ team.

Trong khi các thành viên cộng đồng tạo ra các đề xuất cải tiến bắt đầu trên các diễn đàn và Discord, team quyết định xem đề xuất có nên chuyển sang Snapshot để có một cuộc bỏ phiếu ngoài chuỗi cuối cùng dựa trên phản hồi và sự đồng thuận sơ bộ hay không.

Các đề xuất được thông qua sau đó sẽ được thực hiện bởi Covalent team. Tính đến tháng 10 năm 2022, Covalent đã tổ chức ba cuộc bỏ phiếu trên Snapshot, lần gần đây nhất là từ tháng 3 năm 2022.

Trong khi governance sử dụng CQT trên Ethereum, việc staking và payment settlement được thực hiện bằng cách CQT kết hợp với Moonbeam. CQT tuân theo mô hình Stake-forAccess (SFA) token, yêu cầu các network operator liên kết với CQT để thực hiện nhiệm vụ network rồi mới thanh toán.

Các network operators dự trữ CQT với nguy cơ cổ phần của họ bị cắt do sơ suất hoặc hành vi ác ý - mặc dù slashing vẫn chưa có hiệu lực kể từ tháng 10 năm 2022.

CQT được stake do các network operator không thể bán trong ít nhất 180 ngày do thời gian trả lãi. Giá trị của CQT sẽ được thúc đẩy bởi một cơ chế kết nối nhu cầu API với nguồn cung cấp dữ liệu của network.

Bắt đầu từ quý 1 năm 2023, các khoản thanh toán sẽ được thực hiện bằng stablecoin theo mệnh giá USD, nó sẽ được sử dụng để mua CQT trên thị trường với mục đích thưởng cho các operator. Khoảng thời gian trả lãi và chức năng mua của thị trường có thể có lợi cho giá trị tài sản vì áp lực bán giảm và sức ép mua tăng lên.

Tuy nhiên, các khoản nợ và phí cơ sở hạ tầng có thể sẽ được thanh toán bằng một loại tiền tệ khác, điều này có thể gây ra thách thức cho các network operator bằng cách tạo ra áp lực bán đối với CQT mới được khen thưởng.

Chủ sở hữu quyết định không vận hành các operator node có thể ủy quyền CQT cho các network operator. Đổi lại, họ kiếm được variable yield (một khoản lợi nhuận thay đổi) dựa trên số tiền CQT đã stake và hoa hồng được network operator thực hiện.

Yield (lợi nhuận) đến từ inflationary staking rewards (được sử dụng như một động lực để khởi động hoạt động của network operator) sẽ bổ sung cho phần thưởng network trong tối đa bốn năm. Với hoạt động bền vững, phần thưởng sau đó sẽ đến từ các khoản thanh toán được thực hiện cho giao thức truy vấn API của Covalent. 

Vụ việc hack Nomad Bridge

Vào ngày 1 tháng 8 năm 2022, Nomad Bridge đã trải qua một vụ hack dẫn đến mất tổng cộng 190 triệu đô la, trong đó bao gồm 113,31 triệu token CQT (~ 11,33% nguồn cung cấp CQT tối đa). Kể từ khi "white hat bounty" được đặt ra, khoảng 37,19 triệu CQT đã được trả lại. Kể từ tháng 10 năm 2022, Nomad và Covalent tiếp tục làm việc để mở lại cầu nối và phục hồi vốn. 

Vụ hack này đã ảnh hưởng đến các network operator và bất kỳ ai làm cầu nối giữa CQT và Moonbeam. Với quan hệ đối tác của Covalent với Nomad, tất cả CQT trên Moonbeam đều không bị cản trở vì tất cả tài sản thế chấp ERC-20 CQT được giữ trong các cầu nối hợp đồng thông minh của Nomad.

Covalent giải thích với Messari rằng, mặc dù cầu nối của Nomad vẫn ngừng hoạt động, nhưng Block Specimen Producer vẫn tiếp tục vận hành các network node.

Các đối thủ cạnh tranh đáng chú ý

Thật hấp dẫn khi nhìn thấy từ khóa “API” và khao khát so sánh Covalent với bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào cung cấp quyền truy cập vào on-chain data thông qua API. Tuy nhiên, hầu hết các đơn vị có sản phẩm API chỉ thu thập dữ liệu ở RPC layer. Việc dừng lại ở layer này sẽ đặt gánh nặng truy vấn và chuẩn hóa dữ liệu của các blockchain khác nhau lên các nhóm nhà phát triển.

Các bổ sung tiềm năng

Vì Covalent tạo ra một Unified API, các nhà cung cấp như Infura và Alchemy có thể được coi là sự bổ sung của Covalent. Covalent nói với Messari rằng các network operator của họ thực sự lấy dữ liệu từ các nguồn như Infura và CoinGecko.

Sau đó, nó nén dữ liệu để nó có thể được lấy từ Unified API của Covalent. Tính linh hoạt này trở nên quan trọng trong một thế giới đa kênh, nơi dữ liệu được truy xuất từ ​​một blockchain ở RPC layer có thể khác với dữ liệu từ các chains’ data khác.

Theo biểu đồ trên, tính đến tháng 10 năm 2022, Covalent hỗ trợ 26 mainnet blockchain trong khi Alchemy hỗ trợ 9, Infura hỗ trợ 9 và The Graph hỗ trợ 20. Các giao thức khác yêu cầu các bước bổ sung khi gọi dữ liệu. Ví dụ: các truy vấn về dữ liệu để hỗ trợ wallet application có thể khác nhau tùy thuộc vào blockchain. 

Ngoài ra, định dạng của đầu ra có thể khác nhau, yêu cầu nhiều lần làm sạch dữ liệu. Khi sử dụng Unified API của Covalent, dữ liệu được truy vấn chỉ cần được làm sạch một lần để phù hợp với ứng dụng mong muốn, bất kể dữ liệu đó đến từ blockchain nào.

The Graph

Trong khi Alchemy và Infura duy trì cơ chế tập trung, The Graph là một giao thức indexing với những người tham gia network được khuyến khích thực hiện các nhiệm vụ chính để nhận phần thưởng.

So với Covalent, tất cả các vai trò của người tham gia network đều đang thực thi. The Graph kỳ vọng sẽ đạt được sự phân quyền hoàn toàn ngay khi phủ sóng dịch vụ lưu trữ trên per-chain basis được thúc đẩy bởi các exit criteria và Indexer readiness

Tuy nhiên, Covalent và The Graph không cạnh tranh trực tiếp với tư cách là những đối thủ trong thị trường indexer. Các ứng dụng sử dụng Covalent có xu hướng yêu cầu dữ liệu có mục đích chung và có thể áp dụng rộng rãi. Họ có khuynh hướng không cần các bộ dữ liệu đa dạng, chuyên biệt cao như các subgraph developers đã xây dựng.

Các ứng dụng trong các lĩnh vực như wallets, thị trường NFT và dịch vụ thuế sẽ có nhiều khả năng sử dụng Covalent hơn. Cùng lúc đó, khả năng cao ứng dụng larger scope có thể có xu hướng sử dụng The Graph nếu chúng dựa trên dữ liệu chi tiết về thị trường niche.

Trong quá trình quản lý các chỉ số theo các loại dữ liệu có thể được truy vấn hiện hành, Covalent đã chọn từ bỏ indexing các tập dữ liệu do cộng đồng tạo nên. Thời gian tới, họ có kế hoạch giới thiệu các API endpoint được cộng đồng duy trì và nó sẽ được gọi là Class Cendpoints.

Về khía cạnh phát triển, The Graph dựa trên việc tạo ra các subgraph (open API chứa on-chain data) bởi các nhà phát triển tư nhân hoặc teams. Cho rằng việc phát triển subgraph đòi hỏi mức độ phức tạp cao, hầu hết các subgraph quan trọng được xây dựng bởi các đơn vị có tổ chức cao như Messari hoặc Uniswap Labs.

The Graph bù đắp việc thiếu nguồn cung cấp dữ liệu rộng rãi và có nguồn gốc từ thị trường bằng công cụ nhà phát triển mà nó cung cấp cho các independent entity để xây dựng các subgraph.

Mặc dù outsourcing development có thể dẫn đến việc xây dựng các subgraph quá chuyên biệt, nhưng các API này có xu hướng chứa quyền truy cập vào thông tin chuyên sâu hơn so với các giao thức tập trung vào tiêu chuẩn hóa.

Covalent có kế hoạch bổ sung hỗ trợ cho các API Endpoint được cộng đồng duy trì, tương tự như các subgraphs, nhưng nó thua xa The Graph trong việc thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng. Giao thức cạnh tranh với The Graph không phải là đối đầu mà cả hai giao thức có thể tồn tại song song bằng cách cung cấp năng lượng cho một loạt các dự án.

Lời kết

Khi lập trình các ứng dụng sử dụng on-chain data, các dự án nên chọn nhà cung cấp của họ theo bốn yếu tố sau:

  • Lượng chains được hỗ trợ bởi nhà cung cấp .

  • Loại dữ liệu có thể được lấy.

  • Tính bảo mật / độ chính xác của dữ liệu.

  • Độ trễ (số block phía sau trình cung cấp).

Sau nhiều năm phục vụ các công ty ưu tú trong thị trường crypto như ConsenSys, CoinGecko và 0x Labs, Covalent đã thiết lập Unifiled API của mình để bao gồm một tập hợp dữ liệu chi tiết phù hợp với nhu cầu thị trường có thể đo lường được bởi danh sách ngày càng tăng gồm hơn 25 blockchain mainnet.

Covalent công khai các proof ở mỗi bước của một chuỗi bước xử lý dữ liệu trong khi duy trì độ trễ giữa hai block cho mọi blockchain mà nó hỗ trợ. Khi thế giới có xu hướng hướng tới một tương lai đa phương, Covalent sẽ đứng đầu thị trường indexer on-chain data. Nó được thiết lập để cung cấp cho người dùng một cách tiếp cận an toàn, nhanh chóng và thống nhất để truy vấn dữ liệu từ các network song song.

Bài viết được FXCE Crypto biên tập từ “Covalent: A Unified API for Retrieving Blockchain Data” của tác giả Micah Casella; với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.

#Web3
#Covalent
ic-comment-blueBình luận
#