Layer-1
Cronos là gì? Giới thiệu và phân tích về Layer 1 mới 2022
#
Marketing
24 phút đọc
19/10/2022
1
0
0

Cronos là gì? Giới thiệu và phân tích về Layer 1 mới 2022

Tiêu điểm chính

  • Với 100 triệu USD được phân bổ từ quỹ hệ sinh thái CRO, Cronos Labs được thành lập để khởi chạy Cronos chain (trước đây là Crypto.org EVM chain). Phiên bản đầu tiên được ra mắt vào tháng 11/2021 ở dạng Layer 1 (L1) độc lập tận dụng Cosmos SDK.
  • Cronos hoạt động như một chain hỗ trợ hợp đồng thông minh của hệ sinh thái Crypto.com, còn Crypto.org tập trung chủ yếu vào hoạt động giao dịch và stake của Crypto.com. Cronos đặt mục tiêu trở thành một chain điểm dừng cho DeFi và Gamefi.
  • Từ khi thành lập, Cronos đã có sự tăng trưởng rất ấn tượng, đứng top 10 về tổng giá trị bị khóa (TVL) và top 20 về vốn hóa thị trường.
  • Sau sự sụp đổ của hệ sinh thái Terra, Cronos hiện là cryptocurrency lớn nhất trong hệ sinh thái Cosmos.
  • Đến nay, mặc dù tăng trưởng của Cronos rất ấn tượng, nhưng các thách thức vẫn còn, gồm: mức độ tập trung hiện tại, phí giao dịch tương đối cao và nguồn vốn còn thấp.

Chuỗi Cronos là nền tảng hợp đồng thông minh mới, được kết hợp với Crypto.com. Việc tạo ra chain được tài trợ bởi Crypto.com nhưng L1 mới này hoạt động như một dự án độc lập được hỗ trợ bởi Cronos Labs – nhánh phát triển hệ sinh thái của Cronos. Nếu cái tên Crypto.com làm bạn thấy quen thuộc thì bạn có thể đã nghe từ một trong nhiều chiến dịch marketing gần đây của họ.

Có thể đó là từ quảng cáo của Super Bowl.

Cronos là gì? Giới thiệu và phân tích về Layer 1 mới 2022

Hay việc mua tên sân Staples Center ở Los Angeles, đổi tên thành Crypto.com Arena.Cronos là gì? Giới thiệu và phân tích về Layer 1 mới 2022

Hoặc có thể đó là khi một trong những người bạn của bạn đi chọn tab.Cronos là gì? Giới thiệu và phân tích về Layer 1 mới 2022

Để ngắn gọn, bài viết sẽ không nêu bật các mối quan hệ đối tác với UFC, Formula 1, Serie A, NBA và NHL. Về mặt marketing thì sàn giao dịch này đã có mặt ở khắp nơi. Gần đây, giao thức không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch mà còn chuyển sang kích hoạt các ứng dụng phi tập trung thông qua các hợp đồng thông minh.

Vào năm 2021, Crypto.com đã cho ra mắt Cronos chain tương thích với hợp đồng thông minh để đạt được mục tiêu nói trên. Hiện nay, Cronos chain thuộc top 20 về giá trị thị trường và top 10 về TVL. Sau khi Terra sụp đổ, Cronos hiện là token lớn nhất trong hệ sinh thái Cosmos. Tương lai sẽ ra sao đối với L1 mới này và điều gì khiến nó trở nên độc đáo?

Cronos là gì?

Crypto.com được thành lập vào tháng 6/2016 (ban đầu dưới tên Monaco) và là một sàn giao dịch tập trung. Nền tảng này đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 1 triệu người dùng vào năm 2019, 5 triệu vào cuối năm 2020 và 50 triệu vào năm 2022.

Hiện nay, đây là sàn giao dịch crypto đứng 10 trên thế giới (tại thời điểm bài viết), không chỉ được biết đến để giao dịch (trading) mà còn về ví điện tử (digital wallet) thẻ tín dụng thưởng tiền mã hóa (crypto-rewards credit cards).

Thẻ tín dụng thưởng tiền mã hóa cực kỳ phổ biến do có tỷ lệ phần trăm trả lại khi mua hàng bằng crypto (mặc dù phần thưởng này gần đây đã giảm nhiều). Phần thưởng sẽ được trả bằng token CRO, làm cho token phổ biến hơn với những người dùng bán lẻ. Hầu hết các cấp thẻ tín dụng cũng yêu cầu người dùng stake native token để lock nguồn cung.

Cronos là gì? Giới thiệu và phân tích về Layer 1 mới 2022

Nguồn: Crypto.com (pre-fee reduction)

Nhóm Crypto.com đã tạo ra một blockchain chuyên dụng là Crypto.org vào năm 2019 để hỗ trợ các giao dịch (trading), thanh toán (payments) và sản phẩm dịch vụ tài chính (financial services products) trên nền tảng blockchain.

Crypto.org sẽ sử dụng native token mới là CRO. Crypto.org chain phù hợp với thị trường sản phẩm do công nghệ đằng sau giải pháp thanh toán di động của Crypto.com, nhưng việc thiếu đi chức năng hợp đồng thông minh gốc đã cản trở sự đổi mới hơn nữa.

Vào năm 2021, EVM Crypto.org chain đã ra đời để giải quyết vấn đề này. Ngày nay nó được đổi tên thành Cronos chain. Cronos testnet hoạt động vào tháng 7/2021 và bản beta của mainnet được ra mắt vào tháng 11/2021. Nhóm Cronos có kế hoạch tập trung chủ yếu vào DeFi và NFT/GameFi để phát triển hệ sinh thái.

Cronos Labs với vai trò thúc đẩy sự phát triển của chuỗi Cronos, đã nhận được khoản phân bổ 100 triệu USD từ Crypto.com. Việc phân bổ này được thanh toán bằng native token – CRO. Tổng cộng 900 triệu CRO đã được phân bổ vào tháng 2/2021. Nguồn vốn này sẽ được sử dụng cho chi phí hoạt động cũng như phát triển hệ sinh thái. Đây là dạng công ty tư nhân và không huy động được bất kỳ nguồn tài trợ bên ngoài nào.

Mặc dù nhóm vẫn chưa hoàn tất nguồn vốn cho các hoạt động đang diễn ra sau khi hết nguồn vốn hiện tại, nhóm chỉ mới bắt đầu khai thác nguồn quỹ. Các hoạt động hàng ngày của Cronos Labs được điều hành bởi một nhóm 15 người, dẫn đầu bởi Ken Timsit – cựu Giám đốc Doanh thu của ConsenSys.

Hiện tại, công việc của nhóm phụ thuộc rất nhiều và đóng góp đáng kể vào hệ sinh thái Cosmos rộng lớn hơn. Nhóm có kế hoạch mở rộng mạnh mẽ, với 150 vị trí công việc mở.

Công nghệ của Cronos

Crypto.com hỗ trợ hai mạng blockchain: Crypto.org chain và Cronos chain. Mỗi chain là riêng biệt với trình xác thực riêng. Cronos là chuỗi hợp đồng thông minh chuyên dụng, làm việc như một mạng độc lập của riêng nó. Crypto.org xử lý giao dịch và hoạt động stake cho Crypto.com. Cả hai chain đều được xây dựng trên Cosmos SDK.

Sử dụng Cosmos SDK sẽ cho phép các giao thức tận dụng các mô-đun được xây dựng trước để nhanh chóng phát triển một framework blockchain độc lập. Chức năng pre-built này đi kèm với khả năng tương thích để “giao tiếp” với các chain hay các “zone” Cosmos khác.

Cosmos Inter-Blockchain Communication (IBC) cho phép kết nối giữa Crypto.org và Cronos. Ngoài Crypto.org, Cronos cũng kết nối với Juno, Terra, Akash và sẽ sớm kết nối với Ethereum thông qua Gravity Bridge.

Cronos là gì? Giới thiệu và phân tích về Layer 1 mới 2022

Nguồn: Map of Zones

Ethermint là một mô-đun EVM được xây dựng bằng cách sử dụng framework Cosmos SDK và tập trung để tạo ra một trung tâm EVM cho các chuỗi trong Cosmos. Cronos sử dụng triển khai của Ethermint, cùng với một số điều chỉnh riêng, để tăng sức mạnh cho blockchain và cho phép tương thích EVM.

Cơ chế đồng thuận cơ bản của Ethermint là đồng thuận Bằng chứng cổ phần (Proof-of-Stake) của Tendermint. Tendermint nổi tiếng trong ngành vì có cơ sở nhà phát triển mạnh và hỗ trợ họ liên tục. Cơ sở mã Cronos tận dụng việc triển khai Ethermint, là mã nguồn mở. Cơ sở mã đã được kiểm tra trước khi ra mắt mainnet vào tháng 11/2021 và nhóm duy trì tần suất kiểm tra thường xuyên.

Sự đồng thuận ở Cronos không hoàn toàn đơn giản. Cronos là một blockchain cần sự cấp phép (permissioned blockchain). Hiện tại, chỉ có 26 trình xác thực (4 trong số này do Cronos điều hành) với top 4 kiểm soát khoảng 80%. Kế hoạch là sẽ có 60–80 trình xác thực vào cuối năm 2022. Validator được Cronos lựa chọn dựa trên sự tham gia của cộng đồng.

Token quản trị Cronos không thể giao dịch là khác với Cronos (CRO). Token quản trị Cronos không có tên nào khác ngoài “token quản trị Cronos” (Cronos governance token) (về mặt kỹ thuật được gọi là “cổ phần – stake”). Token được sở hữu hoặc được ủy quyền bởi các nút xác thực Cronos. Sẽ không có phần thưởng khối nào và trình xác thực chỉ nhận phí giao dịch mạng. Thời gian để thực hiện một khối là khoảng 6 giây một lần.

Việc phân bổ token quản trị Cronos được kiểm soát bởi chủ sở hữu hiện tại và holder ủy quyền. Hiện tại, mọi người phải nhận được phân bổ token quản trị Cronos để trở thành validator. Do đó, nhóm đề cập đến Cronos như là một chuỗi Proof-of-Authority. Trong số các validator được cấp phép này, cơ chế đồng thuận là Tendermint PoS. Quyền biểu quyết của mỗi validator tỷ lệ thuận với lượng token quản trị Cronos mà họ đã stake.

Điều này áp dụng cho cả cơ chế đồng thuận và biểu quyết của ban quản trị. Nhóm đã tuyên bố rằng bảo mật theo mô-đun có thể là kết thúc tổng thể để phân quyền. Chưa có kế hoạch nào được hoàn thiện, nhưng có khả năng layer đồng thuận (consensus layer) có thể sẽ chuyển sang một chain khác trong tương lai.

Cronos Tokenomic

Token Cronos (CRO) được sử dụng để cung cấp năng lượng cho cả chuỗi Crypto.org và Cronos. Token tồn tại dưới dạng native CRO (trên Crypto.org), CRC-20 CRO (trên Cronos) và ERC-20 CRO (trên Ethereum mainnet), sao cho 1 native CRO = 1 ERC-20 CRO = 1 CRC-20 CRO. Cấu trúc này rất giống với thiết lập của Binance trên Binance Chain (BEP2) và Binance Smart Chain (BEP-20).

Việc tạo ra CRO bắt đầu với đợt khai thác trước (pre-mine) 100 triệu token vào năm 2018, tất cả đều do Crypto.com nắm giữ. Không có đợt presale hay public sale. Đáng chú ý, 70 tỷ token đã được burn vào đầu năm 2021 để giảm nguồn cung đang lưu hành (outstanding supply) xuống còn 30 tỷ.

CRO được sử dụng cho các mục đích riêng trong hai hệ sinh thái (Crypto.org và Cronos), nhưng 5 tỷ trong 30 tỷ dùng để tài trợ phần thưởng khối (block reward) cho các trình xác thực Crypto.org.

Crypto.org

Trong hệ sinh thái Cyrpto.org, token CRO được sử dụng để stake, giao dịch và quản trị. Kể từ khi thành lập, use case cốt lõi của CRO là dùng cho thanh toán.CRO là một token quản trị vẫn trong giai đoạn đầu phát triển, các tài liệu thực tế còn lưu ý rằng việc quản trị vẫn đang được tiến hành.

Hiện tại, việc tạo một đề xuất hợp lệ cần tối thiểu 20.000 CRO và một phần ba mạng lưới phê duyệt. Cần có tối thiểu 50% sự chấp thuận để thông qua một đề xuất. CRO của người đề xuất sẽ bị hủy nếu đề xuất đó không được thông qua. 

Để stake CRO, người stake sẽ ủy quyền CRO cho một trong 100 validator đang hoạt động. Về việc stake CRO, thời gian nhận lại token sau khi unstake (unbonding period) là 28 ngày. Thời gian này dùng để tránh trình xác thực tấn công Crypto.org chain và sau đó nhận được ngay số tiền stake. Khoảng 15% CRO hiện đang được stake.

Tổng cộng có 5 tỷ CRO dùng làm phần thưởng stake để cung cấp năng lượng cho Crypto.org. Với tốc độ hiện tại, sẽ mất khoảng 10 năm để phí giao dịch chỉ dùng hỗ trợ cho mạng lưới. Người dùng stake CRO càng nhiều, phần thưởng stake cho thẻ tín dụng và hoạt động thanh toán trên Crypto.com càng cao. Để nhận được tỷ lệ phần thưởng lên đến 14,5%, cùng với CRO có thể có hơn 40 loại tiền điện tử có thể giúp bạn kiếm lãi như vậy.

Các khoản thanh toán trên Crypto.com được xử lý bằng cách sử dụng Crypto.org blockchain tích lũy cho các validator của Crypto.org chain. Không có yêu cầu tối thiểu để trở thành validator trên Crypto.org chain, nhưng chỉ có top 100 validator mới nhận được phần thưởng khối từ mạng lưới (phần thưởng hiện là 1,3 triệu CRO hay 200.000 – 300.000 USD).

Người dùng có thể ủy quyền cho một trong top các validator để nhận được lợi nhuận. Phí của các giao dịch thực hiện trên chuỗi Crypto.org được tích lũy trực tiếp cho các validator. Nói chung, validator trên Crypto.org chain kiếm được CRO từ phần thưởng khối, hoa hồng (nếu có) từ người dùng ủy quyền quỹ cho pool của họ, phần thưởng đề xuất khối (block proposal rewards) và phí giao dịch.

Cronos Chain

Cronos hoạt động trên mô hình token kép riêng biệt (distinct dual-token model): có token quản trị Cronos được sử dụng cho sự đồng thuận và quản trị (đã đề cập ở trên) và token Cronos (CRO) riêng biệt được người dùng cuối (end-user) sử dụng để thanh toán phí giao dịch. Validator Cronos chỉ kiếm được CRO từ phí giao dịch của người dùng, không có phần thưởng khối.

Với việc nâng cấp mạng chính (mainnet) gần đây, Cronos đang chuyển sang mô hình “thị trường tự do” để tính phí cơ bản tùy thuộc vào việc sử dụng mạng. Quá trình này lấy ý tưởng từ EIP1559 (đề xuất cải tiến Ethereum vào năm 2019), nhưng không liên quan đến việc burn CRO. Quá trình này được lấy cảm hứng từ EIP1559, nhưng không liên quan đến việc burn CRO.

Để tiếp tục phát triển hệ sinh thái, nhóm Cronos có kế hoạch tận dụng cơ sở người dùng bán lẻ khá lớn của Crypto.com, nhiều người trong nhóm bán lẻ này đã sở hữu native CRO. Khi các giao dịch tăng lên, mức phí tổng hợp cao hơn sẽ duy trì được nhiều validator làm ngoài giờ. 

Hệ sinh thái Cronos

Cronos chain hiện có hơn 200 ứng dụng. Cronos Labs đang thúc đẩy nhiều chương trình hơn nữa để xây dựng hệ sinh thái. Chương trình Cronos Ecosystem Grants đã được ra mắt vào tháng 12/2021 để hỗ trợ các dự án ở giai đoạn đầu. Chương trình này được kiểm tra bằng quá trình thẩm định của nhóm Cronos Labs.

Nhóm đã tổ chức Hackathons với giải thưởng lên đến 500.000 USD và có kế hoạch sẽ làm nhiều hơn nữa trong tương lai. Có những kế hoạch trong tương lai để tăng tốc đưa các công ty đạt đến điểm uốn phát triển (inflection point of growth).

Cronos là gì? Giới thiệu và phân tích về Layer 1 mới 2022Nguồn: NewsCronos Twitter

Ngày nay, Cronos đạt TVL khoảng 2 tỷ USD, giảm so với mức cao nhất là 4 tỷ USD vào đầu tháng 4. Bốn giao thức thống trị hệ sinh thái đã kiểm soát hơn 90% TVL đang lưu hành. Dưới đây là phân tích ngắn gọn về bốn nhân tố chính này.

Cronos là gì? Giới thiệu và phân tích về Layer 1 mới 2022

Nguồn: DeFi Llama

VVS Finance: VVS Finance là một sàn giao dịch phi tập trung sử dụng công nghệ nhà tạo lập thị trường tự động (AMM) để khớp các giao dịch, tương tự như Uniswap. Đây hiện là giao thức lớn nhất trên Cronos tính theo TVL.

Nền tảng này có một cơ chế niêm yết độc đáo cho các token mới được gọi là Initial Gem Offering, với cơ chế này người dùng có thể mua coin mới trực tiếp. Mặc dù rất giống với SushiSwap, nhưng VVS đang có kế hoạch bổ sung một loạt các tính năng mới trước cuối năm 2022 từ NFTs cho đến GameFi. Hiện nay, nền tảng này có khoảng 70.000 người dùng mỗi tháng.

Cronos là gì? Giới thiệu và phân tích về Layer 1 mới 2022

Nguồn: VVS Finance

MM Finance: Mad Meerkat (MM) Finance là một AMM DEX phổ biến khác trên Cronos. Bắt đầu như là một dự án NFT, nhóm MM đã phát triển để xây dựng nhiều nền tảng, chủ yếu là MM Finance. MM cố gắng trở thành một cửa hàng DeFi hàng đầu với DEX, trình tối ưu hóa lợi nhuận và stable coin ổn định theo thuật toán.

MM là DEX lớn nhất cho đến khi TVL bị giảm một nửa trong tháng 4. Bên cạnh đó, MM đã phải chịu khoản khai thác 2 triệu USD vào đầu tháng 5. Hiện nay, nền tảng này có khoảng 100.000 người dùng mỗi tháng.

Tectonic: Tectonic là nền tảng native về lending và borrowing của Cronos, tương tự như Compound trên các chuỗi khác. Giao thức có TVL khoảng 500 triệu USD và vốn hóa thị trường (market cap) rất nhỏ so với TVL, khoảng 0,07 triệu USD. Cơ sở người dùng hiện tại còn khá nhỏ, chỉ khoảng 6.000 ví tương tác với giao thức trong 30 ngày qua (tại thời điểm bài viết). 

MM Optimizer: MM Optimizer (MMO) là một giao thức khác do nhóm Mad Meerkat xây dựng. MMO là công cụ tổng hợp lợi nhuận DeFi tương tự như Yearn Finance, tương tác trực tiếp với MM Finance để tạo nguồn và kết hợp với lợi nhuận người dùng. MMO thúc đẩy việc stake MMF token tương tự như OHM.

Cronos là gì? Giới thiệu và phân tích về Layer 1 mới 2022

Nguồn: MM Finance

Hoạt động của mạng lưới Cronos

Từ lúc ra mắt mainnet phiên bản Beta vào tháng 11/2021, khối lượng giao dịch có xu hướng tăng lên trung bình 200.000 – 300.000 mỗi ngày. Trung bình có khoảng 5.000 – 7.000 người dùng được thêm vào mạng lưới mỗi ngày. Tính đến giữa tháng 5/2022, cơ sở người dùng đã đạt khoảng 800.000.

Cronos là gì? Giới thiệu và phân tích về Layer 1 mới 2022

Trước khi nâng cấp mạng mainnet vào tháng 5/2021, Cronos chỉ có thể xử lý khoảng 400.000 giao dịch mỗi ngày. Sau khi nâng cấp, mạng có thể xử lý khoảng 800.000 giao dịch mỗi ngày. Tổng gas được giới hạn ở mức 20 triệu trên mỗi khối so với 80 triệu gas trên mỗi khối của Ethereum.

Nhóm hy vọng có thể mở rộng quy mô để phù hợp với kích thước khối cấp Ethereum trong năm tới, nâng công suất lên hơn 3 triệu giao dịch mỗi ngày. Hoạt động của người dùng Cronos trong những tuần sau khi nâng cấp mạng mainnet sẽ cho biết hoạt động của người dùng có thực sự tăng hay không.

Cronos Roadmap

Tăng công suất hoạt động: Đến đầu tháng 5/2022, Cronos chỉ có thể xử lý khoảng 400.000 giao dịch mỗi ngày với phiên bản Beta. Mạng có thể xử lý kỹ thuật nhiều hơn, nhưng cơ bản nó sẽ đạt công suất tối đa ở thời gian cao điểm. Cronos đã nâng cấp bản beta mainnet lên phiên bản 0.7.0 vào ngày 10/05/2022. Sau nâng cấp này chính là tăng gấp đôi dung lượng khối. Việc nâng cấp thêm sẽ tiếp tục làm tăng công suất hoạt động.

Sự ra mắt của Gravity Bridge: Gravity Bridge là công nghệ sẽ được Cronos triển khai để làm cầu nối giữa mạng chính Ethereum và Cronos. Có một Cronos chain là Gravity Bridge cũng sử dụng công nghệ cầu nối này một cách riêng biệt.

Cronos sẽ triển khai cầu nối chuẩn với Ethereum Mainnet bằng cách sử dụng công nghệ Gravity Bridge, cho phép người dùng native chain EVM để chuyển các token ERC-20. Việc ra mắt sẽ diễn ra vào khoảng tháng 6 hay tháng 7, cho phép tích hợp dễ dàng hơn cho người dùng native Ethereum và nhà phát triển.

Cronos là gì? Giới thiệu và phân tích về Layer 1 mới 2022

Nguồn: Cronos Eth Denver Presentation

GameFi Rollout: Cronos Play ra mắt vào tháng 4/2022. Nền tảng này cho phép các nhà phát triển sử dụng các công cụ phổ biến như Unity và Unreal để xây dựng các game mới. Nhóm có kế hoạch tiếp tục xây dựng các tích hợp với Cronos Play trong tương lai, gồm cả việc tích hợp thêm với Crypto.com. Nền tảng đã nhận được sự quan tâm mạnh mẽ từ một số hãng phim nổi tiếng như Revolve Games và Decentral Games.

Mở rộng Defi: Hệ sinh thái đã đặt nền móng cho việc mở rộng DeFi hơn bằng việc triển khai giao thức trao đổi phi tập trung (decentralized exchange) và borrowing/lending. Nhóm cho rằng sự phát triển tiếp theo sẽ là những nguyên tắc tài chính tiên tiến hơn như các sản phẩm có cấu trúc.

Single Finance và Thetanuts Finance (vault quyền chọn) là một số giao thức cần theo dõi trong giai đoạn này. Gần đây, Aave V3 cũng đã được thông báo sẽ được triển khai cho Cronos, ngày ra mắt dự kiến vào cuối quý 2.

Sự cạnh tranh 

Giống như nhiều chuỗi mới thì Cronos rẻ và nhanh hơn Ethereum và Bitcoin, nhưng nó cũng tập trung hơn nhiều. Về mặt lý thuyết, tốc độ có thể phù hợp với Cosmos chain, nhưng lại bị điều chỉnh bởi dung lượng thấp hơn của Ethermint. Điều này có thể được thay đổi trong tương lai khi Cronos chuyển sang một thiết lập mang tính mô-đun hơn.

Cronos là gì? Giới thiệu và phân tích về Layer 1 mới 2022

Giá trị của token CRO 

Thách thức lớn nhất của các nhà đầu tư khi đánh giá CRO là việc sử dụng token trên hai hệ sinh thái riêng biệt. Trong hầu hết các hệ sinh thái, khối lượng giao dịch và số lượng địa chỉ có mối tương quan chặt chẽ với giá token.

Như đã thảo luận ở trên thì Cronos chain đang phát triển tốt về mặt giao dịch và số lượng địa chỉ. Các chỉ số hoạt động của Crypto.org không dễ dàng truy cập được, do đó không biết liệu chain có đang giúp token CRO phát triển hay không. Từ số liệu thống kê của chủ sở hữu CRO (chỉ trên ERC-20) cho thấy, khối lượng giao dịch đạt mức cao nhất vào tháng 11/2021. Hãy đi sâu vào thống kê “vĩ mô” hơn để có một số quan điểm về giá trị token.

Tỷ lệ vốn hóa thị trường/TVL

Nhìn vào tỷ lệ đơn giản của vốn hóa thị trường/TVL trên chuỗi, Cronos vẫn rẻ hơn một chút so với các đối thủ cạnh tranh chính: Binance Smart Chain, Ethereum và Solana. Cronos đắt hơn các chuỗi Cosmos khác như Osmosis và Kava (không có trong hình). Cronos có vẻ được định giá khá cao so với các chuỗi tăng trưởng cao hơn như Avalanche và Fantom.

Cronos là gì? Giới thiệu và phân tích về Layer 1 mới 2022

Hiệu ứng mạng 

Đến nay, sự tăng trưởng của CRO tuân theo mối quan hệ tuyến tính gọi là quy luật Sarnoff: càng nhiều người dùng thì giá trị vốn hóa thị trường của tài sản càng cao. Theo quy luật này, CRO chưa có “đòn bẩy” mạng như trong các mạng lớn hơn – chẳng hạn Ethereum. Với mỗi người dùng hoạt động hàng ngày, token sẽ tăng lên tuyến tính.

Nói dễ hiểu thì cho đến nay, Cronos chủ yếu là một token trao đổi, dựa vào người dùng để giữ và giao dịch từng người một. 

Để chuyển sang mô hình tăng trưởng dựa trên mạng (network-based growth model) tương tự như mô hình được quan sát bởi luật Metacalfe, Cronos cần áp dụng hợp đồng thông minh để thực sự có hiệu quả. Việc chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng kiểu Metcalfe có thể thúc đẩy cho giá token tăng vượt trội. Trong bảy tháng tồn tại của mạng lưới, những mối quan hệ đó vẫn chưa được giữ vững.

Cronos là gì? Giới thiệu và phân tích về Layer 1 mới 2022

Nguồn: DataAlways Substack

Ưu điểm của Cronos

Active Passport: Người dùng Cronos chain có kết nối trực tiếp giữa Cronos và nhiều chuỗi chính khác như Terra và Ethereum (sắp ra mắt). Điều này sẽ giúp Cronos khai thác được sự phát triển, ứng dụng và tăng trưởng người dùng của các chuỗi lớn khác. Khả năng tương tác giữa các chuỗi chính là điều mà người dùng ngày càng tìm kiếm nhiều hơn.

Nhận thức thương hiệu mạnh mẽ: Crypto.com đã khởi động một chiến dịch marketing ấn tượng nhằm thúc đẩy nhận thức thương hiệu mạnh mẽ và thu hút người dùng mới. Những người dùng mới biết đến và thường tích lũy token CRO như bước đột phá đầu tiên của họ vào crypto.

Lợi nhuận thực tế cao: CRO chỉ có thể được stake trên Crypto.org chain. Người dùng có thể ủy quyền cho một trong số 100 validator để có thể kiếm được lợi nhuận. Lợi nhuận hiện ở mức khoảng 12%, rất cao so với các đối thủ cạnh tranh Layer 1.

Cơ sở người dùng có địa chỉ rộng lớn: Crypto.com hiện có 50 triệu người dùng, nhiều người trong số đó hold CRO nhờ cơ chế phần thưởng. Ngày nay, chỉ có 750.000 trong số những người dùng đó đang sử dụng hệ sinh thái Cronos.

Tính đến tháng 2/2022, 2,3 tỷ token CRO đã chuyển từ Crypto.org chain đến Cronos, con số này chưa bằng 1/10 so với nguồn cung lưu hành. Hiện tại, có khoảng 750.000 địa chỉ đang nắm giữ CRO so với 50 triệu người dùng Crypto.com.

Nhà bán lẻ thân thiện: Cronos có những bước chuyển tiếp dễ dàng đến Crypto.com cho người dùng bán lẻ. Cronos cũng có thẻ tín dụng Crypto.com, cho phép người dùng tích lũy CRO trong cuộc sống hàng ngày mà không cần nghĩ về nó.

Hạn chế của Cronos

Rất tập trung: Chỉ có 26 validator với sự kiểm soát phần lớn từ Cronos. Điều này làm cho Cronos trở thành một trong những blockchain tập trung nhất, chỉ đứng sau Binance. Kế hoạch phân quyền chủ yếu dựa vào khả năng của mạng lưới để tăng khối lượng giao dịch và do đó có thể thanh toán cho validator mới.

Tin xấu: Đã có một vụ hack Crypto.com (cơ sở người dùng mục tiêu của Cronos chain) với số tiền 15 triệu USD Ether vào tháng 1/2022. Họ khẳng định khách hàng không bị mất khoản tiền nào và nền tảng có bảo hiểm lên tới 750 triệu USD. Vào tháng 4/2022, phần thưởng thẻ tín dụng đã bị giảm, gây ra phản ứng dữ dội từ cơ sở người dùng.

Mặc dù đây không phải là vấn đề của chuỗi Cronos, nhưng chỉ có thời gian mới trả lời được liệu điều này có ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ sở người dùng Crypto.com mà Cronos đang nhắm đến hay không.

Phí cao hơn so với hầu hết các đối thủ cạnh tranh: Mức phí dưới 1 USD có thể khá thấp nhưng lại là cao hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh. Với Avalanche, Solana, NEAR và Fantom, phí trung bình cho mỗi giao dịch đều dưới 1 USD. Chỉ có phí giao dịch hỗ trợ cho validator Cronos, vì vậy rất khó để phí giảm trong tương lai ngay cả khi mạng mở rộng quy mô.

Nguồn vốn hạn chế so với các đối thủ cạnh tranh: Hiện có 100 triệu USD được phân bổ để xây dựng chuỗi Cronos và phát triển liên tục. Mặc dù số tiền này là nhiều, nhưng nó ít hơn nhiều so với Quỹ Hệ sinh thái NEAR (800 triệu USD), Quỹ hệ sinh thái Fantom (500 triệu USD) và nhiều Quỹ Avalanche (hơn 500 triệu USD).

Không có kế hoạch tài trợ cụ thể nào sau khi 100 triệu USD quỹ cạn kiệt. Điều này có thể tạo ra một số thời điểm thách thức nếu và khi thị trường crypto bước vào thời kỳ suy thoái đáng kể.

Tích lũy giá trị không rõ ràng cho holder: Token CRO hỗ trợ hai chuỗi và hai trình xác thực riêng biệt. Có một pool 5 tỷ CRO dành cho phần thưởng cho những validator Crypto.org. Tích lũy giá trị trong tương lai cho các chủ sở hữu token là không rõ ràng vì hai chuỗi này đều xây dựng tầm nhìn riêng.

Tổng kết

Mặc dù chuỗi Cronos vẫn còn sơ khai, nhưng sắp tới có một số cột mốc quan trọng có thể thúc đẩy sự chấp nhận của người dùng. Sự ra mắt của Gravity Bridge và Aave V3 sẽ mở ra hệ sinh thái để nhận dòng chảy đến từ các chuỗi cạnh tranh. Khi bản thân hệ sinh thái Cronos được xây dựng, ít nhất một trong số hàng triệu người dùng Crypto.com nắm giữ CRO sẽ khám phá hệ sinh thái này. 

DeFi và GameFi sẽ tiếp tục phát triển như thế nào trong năm 2022? Nếu không có gì khác thì Cronos là một chain đáng để khám phá của những người nắm giữ CRO. Tuy nhiên, những vấn đề về phân quyền và khuyến khích trình xác thực chỉ với phí giao dịch, vẫn là một câu hỏi lớn còn đang bỏ ngỏ của Cronos.

Bài viết được Hồng Nhung biên tập từ “Cronos: An Introduction and Analysis of a New L1” của tác giả Tom Dunleavy; với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.

—————————————————
👉 Theo dõi FXCE Ventures
Group Chat | Research Hub | FXCE Spotlight | Tổng hợp airdrop | FXCE Pool Coin

#Layer-1
ic-comment-blueBình luận
#