Web3
Ceramic Network là gì? Tìm hiểu Layer Dữ liệu Cộng tác
#
Marketing
13 phút đọc
19/10/2022
2
0
0

Ceramic Network là gì?

Tiêu điểm chính

  • Ceramic Network đang xây dựng một hệ thống lưu trữ các tài liệu có thể thay đổi trên chuỗi, cho phép các nhà phát triển xây dựng nhanh hơn và cung cấp trải nghiệm phong phú hơn cho người dùng.
  • Tiêu chuẩn IDX đang phát triển các data table người dùng sử dụng chung và được họ quản lý trên toàn hệ sinh thái Ceramic.
  • Ngược lại với ví định danh (wallet-as-identity), người dùng sẽ được đại diện bởi DID (Direct Inward Dialing) và có thể được liên kết với địa chỉ ví trên nhiều chuỗi mà vẫn bảo toàn danh tính.

Bên nào kiểm soát dữ liệu sẽ kiểm soát internet. Ngày nay, các nền tảng tập trung giữ quyền lực tuyệt đối trong việc dữ liệu được lưu trữ ở đâu, cách lưu trữ thế nào và ai có thể đọc hay chép vào một tập dữ liệu nhất định. Việc này dẫn đến giảm quyền sở hữu dữ liệu cá nhân của người dùng, ứng dụng web cấu trúc silo, làm trải nghiệm người dùng kém và dễ hiểu là đã làm lãng phí thời gian của nhà phát triển.

Dữ liệu tự chủ (self-sovereign data) được xây dựng trên các blockchain công khai đã mở ra một mạng lưới internet không cần sự cấp phép (permissionless), có thể tổng hợp (composable) và tương thích (interoperable). Tầm nhìn lớn của Web3 là một layer dữ liệu được chia sẻ, phi tập trung và ở web3, dữ liệu không phải là yếu tố phân biệt giữa ứng dụng không tốt và ứng dụng tốt.

Ceramic Network đang xây dựng một hệ thống lưu trữ các tài liệu thông minh có thể thay đổi trên chuỗi, cho phép các nhà phát triển xây dựng nhanh hơn và cung cấp trải nghiệm phong phú hơn cho người dùng.

Giới thiệu Ceramic Network

Ceramic (@ceramicnetwork) / Twitter

Ceramic Network được phát triển bởi 3box Labs – nhóm tập trung vào nhận dạng và phát triển công cụ cho web kết hợp. Đầu năm nay, nhóm nghiên cứu đã huy động được 30 triệu USD trong vòng gọi vốn Series A cho Ceramic Network, do Multicoin và Union Square Ventures dẫn đầu.

Hành trình của người dùng Web2

Người dùng Internet đã quen với việc nhập dữ liệu cá nhân mỗi khi đăng ký tài khoản hay dịch vụ mới. Người dùng chỉ có thể nhận được trải nghiệm cá nhân tốt sau khi đã dành ra một khoảng thời gian đáng kể trên một nền tảng nhất định. Đối với các nền tảng truyền thông xã hội, người dùng phải khởi động lại mạng khi đăng nhập vào một nền tảng mới, gây khó khăn cho việc xây dựng các nền tảng này ngay từ đầu.

Các ứng dụng không cho phép người dùng chịu trách nhiệm về biểu đồ xã hội (social graph), các tùy chọn và các điểm dữ liệu khác; thay vào đó, dữ liệu sẽ được ứng dụng thu thập và lưu giữ nội bộ. Việc tập trung dữ liệu người dùng là lãng phí vì thông tin lặp lại của một người có thể được tìm thấy trên nhiều nền tảng, vậy tại sao không sử dụng cùng một bảng dữ liệu cho mỗi ứng dụng?

Lợi thế cạnh tranh là khá rõ ràng. Facebook sở hữu lượng thông tin cá nhân phong phú nhất khiến mọi người khó từ chối tham gia và tạo ra một thị trường cạnh tranh độc quyền. Cuối cùng thì, dữ liệu = tiền. Instagram và Facebook cũng tương tự vì chúng cùng một bảng dữ liệu; Tiktok rõ ràng là tìm hiểu người dùng mới rất nhanh và cung cấp trải nghiệm cá nhân chỉ trong vòng vài giờ sử dụng.

Dữ liệu người dùng nguồn mở (Open-sourcing) sẽ chia nguồn doanh thu của Facebook ra dưới dạng quảng cáo kỹ thuật số, chiếm 98% doanh thu. Các nền tảng này có một layer dữ liệu dày được bao bọc bởi một tầng ứng dụng (application layer) mỏng.

Trải nghiệm phong phú sẽ bắt đầu từ thời điểm người dùng truy cập vào một nền tảng. Sức mạnh của Web3 nằm ở người dùng chứ không phải là các khối tập trung (centralized monoliths). Fat Protocol Thesis đề cập đến cách mà các tầng ứng dụng mỏng đáp ứng tầm nhìn của Web3.

Với layer dữ liệu được chia sẻ, các ứng dụng hàng đầu tạo ra môi trường cạnh tranh đồng thời thu hút sự chú ý, Ceramic Network là data highway cho thế hệ tiếp theo của các ứng dụng xã hội.

Hãy tìm hiểu xem tại sao các mạng xã hội mới nổi lại chọn xây dựng dựa trên dữ liệu người dùng có thể tổng hợp được (composable user data)? Tại sao người dùng lại được khuyến khích tham gia vào các nền tảng này và tự chịu trách nhiệm về dữ liệu của mình?

Ceramic Network là gì?

Ceramic Network là một mạng lưới phi tập trung cho dữ liệu, giúp Web3 kết hợp được kích hoạt. Ceramic Network cho phép chạy các dữ liệu động (dynamic), có thể thay đổi (mutable) từ dữ liệu tĩnh (static) và bất biến (immutable) trên các giao thức lưu trữ. Điều này rất quan trọng vì dữ liệu người dùng (đặc biệt là mạng xã hội) có tính năng động cao.

Data stream

Luồng dữ liệu (Data stream) là một ví dụ của Ceramic Network được sửa đổi khi chủ tài khoản hoặc người dùng hệ thống ký giao dịch. Truyền dữ liệu (Data streaming) là một cách để truyền dữ liệu từ nguồn đến người dùng. Trong Web2, việc truyền dữ liệu được dùng để thu thập gần thời gian thực dữ liệu (near real-time data) trước khi chuyển sang output và hướng sử dụng mong muốn.

Mô hình dữ liệu (data model) hay tập hợp các luồng (stream) được sử dụng để thể hiện tính năng biểu đồ xã hội hoặc hồ sơ người dùng và những mô hình này được thu thập để tạo ứng dụng Ceramic. Các mô hình này làm cho dữ liệu có thể tổng hợp, được chia sẻ và có thể tương thích với bất kỳ ứng dụng nào trong hệ sinh thái Ceramic. Nội dung trong mỗi luồng là tùy ý và có thể được tham khảo trong bất kỳ luồng nào khác.

Các luồng theo dõi các tài liệu động bằng một streamID có tính bất biến. Với IPFS (Interplanetary File System), mỗi tài liệu được gắn với một hàm không thay đổi (CID – content identifier). Mỗi luồng được khởi tạo, ký và được neo vào một blockchain bằng dịch vụ neo (anchoring service).

Cuối cùng Ceramic Network sẽ khởi chạy native token để hỗ trợ mạng dữ liệu. Bất kỳ các thay đổi hay cập nhật đối với luồng dữ liệu đều phải trải qua quá trình ký kết cũng như quá trình neo. Khi dịch vụ neo dần được giới thiệu, Ceramic sẽ bắt đầu giống như một blockchain hơn.

Việc đồng thuận xảy ra riêng biệt cho từng luồng dữ liệu, vì vậy mỗi luồng dữ liệu hoạt động như một sổ cái. Các node sẽ phụ trách một tập con của tất cả các luồng.

Ceramic Network là gì? Tìm hiểu Layer Dữ liệu Cộng tác

Phần còn lại của mạng

Ceramic được xây dựng dựa trên IPFS – một giao thức lưu trữ tệp phân tán, có hệ thống đặt tên dựa trên nội dung của các tệp được lưu trữ trên mạng của nó. Mỗi phần dữ liệu trên IPFS là tĩnh và được xác định bằng mã định danh nội dung (CID). Mặc dù IPFS chạy riêng biệt với Ceramic, nhưng mỗi node Ceramic kết nối với một node IPFS thông qua HTTP.

Cụ thể, lipb2b và IPLD là những thành phần quan trọng của Ceramic:

  • Libp2p: nguồn mô-đun hệ thống, được tách ra khỏi IPFS, cho phép tạo hệ thống mạng ngang hàng (peer-to-peer networking system). Libp2p cũng được mạng Ethereum sử dụng.
  • IPLD: mô hình dữ liệu mà IPFS được xây dựng trên đó, giúp việc phát triển hệ thống dữ liệu hash-link dễ dàng hơn.

IPLD biểu diễn cấu trúc dữ liệu để tạo nên một luồng dữ liệu (Ceramic object). Một luồng thường được tạo thành từ các cam kết được liên kết bởi DAG (graph data structure – cấu trúc dữ liệu đồ thị). Các layer lưu trữ dữ liệu toàn vẹn (Persistent data storage layers) như Arweave, Filecoin và Sia sử dụng IPFS để đảm bảo đạt được độ đảm bảo trước layer tính toán Ceramic.

Ceramic Network là gì? Tìm hiểu Layer Dữ liệu Cộng tác

Nguồn: @masonnystrom

Khả năng mở rộng của Ceramic

Ceramic Network đang mở rộng bằng cách sử dụng dữ liệu sẵn có. Mỗi người dùng được đại diện bởi một tài khoản trong Ceramic và được liên kết với các luồng trong dữ liệu của họ. Việc thay đổi trạng thái chỉ liên quan đến các tài khoản cá nhân chuyển đổi độc lập với tất cả các tài khoản khác và không thể sửa đổi tài khoản khác, nhưng có thể liên kết.

Mỗi node phụ trách một tập con các tài khoản thay vì phải cập nhật mạng bất cứ khi nào dữ liệu người dùng cập nhật. Mỗi node là một môi trường thực thi xác nhận các giao dịch, nghĩa là khi số lượng node tăng lên thì khả năng xử lý các luồng song song cũng tăng lên. Các node có thể truyền các giao dịch ngoại tuyến và sau đó đồng bộ với phần còn lại của mạng.

Ceramic Network là gì? Tìm hiểu Layer Dữ liệu Cộng tác

Nhận dạng phi tập trung

Người dùng có thể kiểm soát trực tiếp dữ liệu cá nhân khi chịu trách nhiệm cho danh tính trực tuyến của họ. Danh tính phi tập trung (Decentralized identity) liên quan đến khả năng người dùng đưa các ID nhận dạng độc lập của họ cho bất kỳ trung gian tập trung nào.

Ceramic sử dụng tiêu chuẩn DID do W3 phát triển, là một mã định danh tách biệt với bất kỳ cơ quan đăng ký tập trung khác dùng để xác minh danh tính. Trong hệ thống Ceramic, mỗi tài khoản được gắn với số định danh phi tập trung (decentralized identifier specification – DID). Các tài khoản có thể sở hữu luồng riêng và ký các giao dịch trên luồng.

Khác với ví, danh tính đại diện cho tài khoản người dùng và có thể chịu trách nhiệm một số địa chỉ ví trên nhiều chuỗi. DID là những gì được sử dụng để đăng nhập vào các ứng dụng Ceramic. Mọi giao dịch hay cập nhật đối với luồng dữ liệu đều được xác thực bởi DID của người dùng (tức là DID của tài khoản). Người dùng có thể quản lý dữ liệu của họ độc lập với bất kỳ máy chủ hoặc ứng dụng nào.

Ngoài DID, Ceramic đã phát triển tiêu chuẩn IDX để tổng hợp tất cả dữ liệu của người dùng khác liên kết với DID thông qua một số loại dữ liệu.

IDX là sự thay thế phi tập trung, lấy người dùng làm trung tâm cho các ứng dụng table user được thiết kế dễ dàng hơn, giúp các nhà phát triển dễ dàng lưu trữ dữ liệu người dùng theo một cách dễ đọc. Tiêu chuẩn này là trọng tâm cho các nhà phát triển sử dụng để xây dựng dựa trên Ceramic Network và giảm bớt gánh nặng trong việc quản lý table user nội bộ của các ứng dụng.

Cuối cùng, IDX giúp liên kết bất kỳ hồ sơ, tài khoản hay dữ liệu tổng quát nào với một DID (hay người dùng) duy nhất.

Hơn nữa, trải nghiệm người dùng liền mạch sẽ cần phản ánh trên các ứng dụng Web3. Mỗi phần dữ liệu ghi vào Ceramic cần được ký bởi DID, nghĩa là mọi hành động (giao dịch) trên ứng dụng sẽ cần người dùng phê duyệt, điều này có thể khá mệt mỏi.

Ceramic Network là gì? Tìm hiểu Layer Dữ liệu Cộng tác

Nguồn: Ceramic Network

Một chút vay mượn, một chút đổi mới

Ceramic cung cấp hệ sinh thái cho các nhà phát triển để triển khai ứng dụng, giảm thời gian cần thiết trong cơ sở dữ liệu (database) và thậm chí là phát triển tính năng.

Để xây dựng dựa trên dữ liệu người dùng, cần phải có quyền truy cập vào kho dữ liệu DID (Datastore), nơi thông tin được gắn với mỗi DID riêng. Khả năng xây dựng trên các bảng dữ liệu động, đã có trước làm cho các nhà phát triển đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng và hiểu sở thích của người dùng gần như ngay lập tức.

Ceramic cung cấp thị trường mô hình dữ liệu (data model marketplace) cho các nhà phát triển kết hợp tính năng thích hợp để tạo ứng dụng nhanh hơn. Mô hình dữ liệu là một tập hợp các luồng dữ liệu, tạo nên tính năng trên một ứng dụng, chẳng hạn như một đoạn văn bản hay hồ sơ. Khi mô hình dữ liệu được triển khai, nó có thể được xuất bản lên Ceramic để các nhóm khác sử dụng.

Về phía người dùng, dữ liệu có thể tổng hợp cho phép người dùng chuyển thông tin của họ khi muốn và vào các nền tảng internet một cách cá nhân hơn. Đối với các nhà phát triển, layer dữ liệu được chia sẻ nghĩa là trọng tâm có thể tập trung vào phát triển ứng dụng hơn là tập trung vào dữ liệu.

Nhược điểm của việc lưu trữ mã nguồn mở, phi tập trung

Để kích hoạt dữ liệu an toàn, tự chủ (self-sovereign), lưu trữ nguồn mở (open-source storage) có thể không phải là giải pháp tối ưu. Mặc dù Ceramic cho phép cập nhật và bảo vệ các lược đồ, nhưng dữ liệu không được riêng tư. Nhằm giữ an toàn cho dữ liệu, các mạng công cộng không phù hợp với hóa đơn dưới dạng mã hóa (nếu nó tồn tại) có thể hỏng nếu có rò rỉ hay triển khai yếu.

Để đảm bảo an toàn, người dùng sẽ phải cẩn thận với những thông tin họ lưu trữ trên mạng, chẳng hạn như mạng Ceramic. Mặc dù hiện tại, chúng ta đã quen với việc ký và để dữ liệu cá nhân được lưu trữ trên các phương tiện truyền thông xã hội, đây đã là một phương pháp lưu trữ dữ liệu không an toàn.

Để xây dựng trên Ceramic, người dùng phải lưu trữ node của riêng họ trừ khi họ sử dụng các node do cộng đồng lưu trữ và không đáng tin cậy. Moxie đã chỉ ra, hầu hết người dùng ít muốn làm điều này. Mặc dù Ceramic cho phép người dùng phát triển và quản lý dữ liệu trực tuyến, nhưng không chắc rằng phần lớn trong số 5 tỷ người dùng internet ngày nay sẽ sử dụng Ceramic.

Tổng kết

Với rất nhiều đổi mới trong DeFi thì rất ít thứ cung cấp cho các nhà phát triển khả năng xây dựng một cách dễ dàng. Ceramic giúp dễ dàng xây dựng với dữ liệu phi tập trung bằng cách cung cấp một layer IPFS để quản lý các chuyển đổi trạng thái và theo dõi, liên kết dữ liệu với cấu trúc và  lưu trữ cho người dùng.

Khi nói đến các nền tảng xã hội trên Web3, Ceramic là một trong những cơ sở hạ tầng chính thức đầu tiên giúp mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng và nhà phát triển.

Bài viết được Hồng Nhung biên tập từ “Ceramic Network: The Collaborative Data Layer” của tác giả Eshita Nandini; với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.

—————————————————
👉 Theo dõi FXCE Ventures
Group Chat | Research Hub | FXCE Spotlight | Tổng hợp airdrop | FXCE Pool Coin

#Web3
ic-comment-blueBình luận
#