Tech Guides
Bitcoin có hợp pháp hay không?
#
Marketing
6 phút đọc
28/11/2022
1
0
0

Tình trạng pháp lý của Bitcoin khác nhau giữa các quốc gia. Một số quốc gia có rất ít hoặc không có quy định, một số quốc gia khác thì đang tích cực tìm cách phân loại BTC là một loại tài sản hay hàng hóa, và một số thì đã cấm hoàn toàn.

Mua bán Bitcoin có phải đóng thuế hay không? Các chính phủ có đang ban hành điều đó không? Nó thậm chí có hợp pháp? Chúng ta sẽ cùng khám phá những gì sẽ xảy ra khi Bitcoin va chạm vào bộ máy pháp lý của một nhà nước qua bài viết này.

Bitcoin có hợp pháp không?

Điều này phụ thuộc vào nơi mà bạn sinh sống. Trong khi phần lớn các quốc gia không coi việc mua và giao dịch Bitcoin là bất hợp pháp, thì có một số nơi ranh giới không rõ ràng. Và một số nơi khác thì chính phủ thù địch với Bitcoin.

  • Ở EU - Liên minh châu Âu không thông qua luật cụ thể nào về Bitcoin như một loại tiền tệ. Tuy nhiên, họ đã tuyên bố rằng VAT / GST và các loại thuế khác sẽ được áp dụng cho bất kỳ giao dịch nào được thực hiện bằng Bitcoin để mua hàng hóa và dịch vụ.

  • Ở Trung Quốc - Quốc gia này có lập trường cứng rắn về việc chống lại Bitcoin. Chính phủ nước này đã cấm các sàn giao dịch Bitcoin trong nước, ICO và đang kiểm soát các sàn giao dịch nước ngoài cũng như việc khai thác Bitcoin.

  • Ở Mỹ - Các chủ sở hữu Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác được yêu cầu theo dõi lãi và lỗ để tuân thủ quy định của IRS. Bitcoin bị đánh thuế như một loại tài sản, không phải tiền tệ.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc - cơ quan quản lý trung ương của nước này - đã tuyên bố rằng đồng tiền này là bất hợp pháp. Tuy nhiên, Bitcoin vẫn có thể được giao dịch, nhưng chỉ được thông qua OTC.

Bitcoin bất hợp pháp ở quốc gia nào?

Định nghĩa về sự bất hợp pháp khác nhau ở mỗi quốc gia. Ở một số nơi, Ngân hàng Trung ương không khuyến khích sử dụng Bitcoin (Campuchia), một số khác lại không thể sử dụng đồng tiền này làm công cụ thanh toán (Indonesia) và ở một số nơi khác thì được xem là hành vi phạm tội có thể bị bỏ tù (Bangladesh, Macedonia).

  • Algeria - Cấm mua, bán, sử dụng và nắm giữ Bitcoin.

  • Bolivia - Cấm bất kỳ loại tiền tệ nào không được quy định bởi một quốc gia hoặc khu vực kinh tế.

  • Ecuador - Cấm bất kỳ loại tiền nào cạnh tranh với tiền kỹ thuật số của chính quốc gia đó.

  • Bangladesh - Có thể bị bỏ tù theo luật chống rửa tiền.

  • Nepal - Tội có thể bị bỏ tù.

  • Pakistan - Bất hợp pháp theo Đạo luật Phòng chống Tội phạm Điện tử.

  • Campuchia - Không được Ngân hàng Quốc gia Campuchia công nhận hay chấp nhận.

  • Indonesia - Công cụ thanh toán bất hợp pháp.

  • Việt Nam - Công cụ thanh toán bất hợp pháp.

  • Macedonia - Tội có thể bỏ tù.

Còn vấn đề về thuế?

Như đã nói đến ở trên, chính sách thuế sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với nơi bạn đang sống.

Ở Mỹ

Bitcoin được coi là tài sản, không phải tiền tệ. Nghĩa là việc bán, chi tiêu và thậm chí trao đổi tiền mã hóa lấy các token khác sẽ có tác động *lãi về vốn.

*Lãi/lỗ về vốn: capital gain/loss là khoản chênh lệch dương (lời)/ âm (lỗ) giữa giá bán tài sản và giá mua ban đầu.

Giao dịch tiền mã hóa sẽ tạo ra lãi hoặc lỗ về vốn.

Khi nhận thanh toán bằng tiền mã hóa và bán đi sản phẩm hoặc dịch vụ hoặc tiền lương được xem là thu nhập thông thường (ordinary income là bất kì loại thu nhập nào mà một tổ chức hoặc cá nhân kiếm được, và bị đánh thuế theo mức thông thường) tính theo giá thị trường hợp lý (fair market value) của đồng coin theo thời điểm trong biên nhận.

Việc chi tiêu bằng tiền mã hóa sẽ được đánh thuế và việc này có thể tạo ra lãi hoặc lỗ về vốn. Việc chuyển đổi một loại tiền mã hóa sang USD hoặc một loại tiền tệ khác khi thu được lợi nhuận cũng sẽ được tính thuế lãi về vốn.

Khai thác coin được coi là thu nhập thông thường tính theo giá thị trường hợp lý của đồng coin vào ngày nó được khai thác thành công.

ICO không thuộc đối tượng miễn thuế của IRS để huy động vốn. Do đó, việc ICO tạo ra thu nhập thông thường cho các cá nhân và doanh nghiệp là như nhau.

Ở Vương quốc Anh

Vương quốc Anh chia làm 2 đối tượng chính khi đánh thuế Bitcoin: nếu bạn khai thác hoặc mua và bán nó, bạn đều phải chịu thuế, nhưng theo những cách khác nhau.

Nếu bạn mua bitcoin, bất kỳ sự gia tăng nào về giá trị đều phải chịu thuế lãi về vốn. Bạn cũng sẽ phải chịu thuế khi chuyển đổi bitcoin thành một loại tiền tệ khác và có lời, đó có thể là đồng bảng Anh hoặc đô la hoặc thậm chí là một loại tiền mã hóa khác.

Việc khai thác Bitcoin được coi là một giao dịch và sẽ phải chịu thuế thu nhập và bảo hiểm quốc gia. Bất kỳ khoản chi phí nào được yêu cầu hoàn lại cũng sẽ cần liên quan một cách duy nhất và cụ thể đến hoạt động kinh doanh khai thác.

Quy định về Bitcoin

Có nhiều quan điểm khác nhau, trong đó các liên bang một lần nữa đang dẫn đầu về việc quy định đồng Bitcoin.

Tại Vương quốc Anh, cơ quan quản lý tài chính của chính phủ đang cân nhắc xem liệu họ có nên ban hành quy định về Bitcoin hay không - và sẽ đưa ra quyết định vào năm 2018. Quy định này, nếu có, có thể sẽ là khuôn mẫu cho các liên bang khác trong tương lai.

Xa hơn, các khối như EU cho biết họ sẽ ban hành quy định về Bitcoin nếu không có sự đồng thuận rộng rãi hơn về cách quản lý nó và các loại tiền mã hóa khác.

Tại Hoa Kỳ, SEC thực hiện kiểm soát tất cả các loại chứng khoán - bao gồm cả Bitcoin - và Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai có quyền giám sát đối với Bitcoin vì nó được phân loại như một loại hàng hóa trong luật liên bang.

Tuy nhiên, vẫn chưa có quy định rộng rãi và có sự ảnh hưởng nhất về Bitcoin ở Mỹ.

Tương lai pháp lý của Bitcoin

Sự phổ biến của Bitcoin tiếp tục thu hút nhiều người hơn đến với tiền mã hóa nói chung, cũng sẽ kéo theo sự ban hành các quy định. Nhưng do tính chất phổ biến không đồng đều của Bitcoin - và mong muốn kiểm soát nó của chính phủ - hy vọng rằng sự đa dạng về pháp lý sẽ tiếp tục.

Bài viết được FXCE Crypto biên tập từ "Is Bitcoin legal ?" của Matt Hussey với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.

#Bitcoin
#Regulation
ic-comment-blueBình luận
#