DeFi
Alpaca Finance: Bộ sản phẩm DeFi sử dụng đòn bẩy
#
Marketing
18 phút đọc
19/10/2022
1
0
0

Alpaca Finance: Bộ sản phẩm DeFi sử dụng đòn bẩy

Nội dung chính

  • Alpaca Finance là giao thức leveraged yield farming multi-chain lớn nhất và có TVL cao thứ ba trên BNB Chain.
  • Những người cho vay trên nền tảng được hưởng lợi tức khi cung cấp thanh khoản một phía (single-sided liquidity) của một số tài sản khác nhau và có thể thế chấp token sinh lãi (interest-bearing token) của mình để mint AlpacaUSD (AUSD).
  • Yield farmer có thể sử dụng mức đòn bẩy tối đa 6x đối với một số pool được hỗ trợ. Yield farmer cũng có thể triển khai các chiến lược để tùy chỉnh mức chịu rủi ro (exposure) và rủi ro.
  • Automated Vault mang đến cho người dùng cơ hội thực hiện các chiến lược trung lập thị trường đòn bẩy (leveraged market-neutral strategy) mà không cần phải liên tục cân bằng lại các vị thế hoặc rủi ro thanh lý.
  • ALPACA là token tiện ích và quản trị giảm phát của Alpaca, tích lũy doanh thu từ giao thức thông qua mô hình buyback-and-burn và xALPACA staking (phân bổ phí).
  • Alpies là một trong nhiều bộ sưu tập NFT của Alpaca, tiền thân của play-to-earn game đang được phát triển.

Alpaca nổi bật với sự thân thiện và khả năng phát triển mạnh ở quy mô lớn. Alpaca Finance đã tạo dựng nền tảng của mình dựa trên những phẩm chất này giúp người dùng kiếm được lợi tức cao hơn thông qua đòn bẩy bằng các sản phẩm thân thiện với người dùng.

Người dùng DeFi luôn tìm cách tối đa hóa lợi nhuận. Alpaca không giống như hầu hết các giao thức cho vay DeFi khác, cho phép người dùng vay nhiều hơn số tài sản mà họ thế chấp. Các khoản cho vay dưới thế chấp này làm tăng APY của cả người cho vay và người đi vay và sẽ có thêm rủi ro đi kèm.

Yield farmer sử dụng thanh khoản dưới thế chấp của Alpaca làm đòn bẩy, để tăng vị thế và do đó, tăng lợi nhuận tiềm năng của mình. Những người cho vay trên Alpaca cung cấp thanh khoản cho các pool tài sản một phía (single-sided asset pool), tỷ lệ sử dụng pool cao hơn và do đó APY nhận được từ việc cho vay sẽ cao hơn.

Ngoài ra, người cho vay có thể tăng hiệu quả sử dụng vốn bằng cách vay dựa trên các token sinh lãi của mình để mint AlpacaUSD (AUSD). Farmer cũng có thể tùy chỉnh mức chịu rủi ro và rủi ro hoặc sử dụng Automated Vault để thực hiện các chiến lược trung lập thị trường mà không cần phải liên tục theo dõi và quản lý các vị thế.

Bên cạnh tác động trực tiếp tới người dùng của nền tảng, Alpaca cũng đang tăng cường thanh khoản của DeFi nói chung bằng cách tăng độ sâu thị trường trong khi duy trì sự an toàn trên toàn bộ hệ thống.

Alpaca Finance là gì?

Sau khi phí gas của Ethereum tăng đột biến vào đầu năm 2021, rất nhiều giao dịch đã chuyển sang BNB Chain (trước đây là Binance Smart Chain hay BSC). Sự gia tăng số lượng người dùng và việc thiếu on-chain leveraged yield farming đã tạo ra cơ hội cho Alpaca.

Vào cuối tháng 2 năm 2021, Alpaca Finance team đã mở các vault cho vay và ra mắt token quản trị ALPACA thông qua fair launched. Khoảng một tháng sau, sau khi audit và thu hút đủ thanh khoản, Alpaca Finance đã triển khai leveraged yield farming.

Trong năm sau, Alpaca Finance đã mở rộng trong một số lĩnh vực. Giao thức ra mắt nhiều vault hơn để cho vay tài sản, tích hợp các pool bổ sung để leveraged yield farming và bổ sung các tính năng bảo vệ người dùng. Cùng với việc mở rộng sang Fantom, giao thức đã triển khai quản trị phi tập trung, một bộ sưu tập NFT, một stablecoin được thế chấp vượt mức và các Automated Vault.

Hệ sinh thái Alpaca Finance

Ở cấp độ rất cao, Alpaca Finance phản ánh một thị trường hai phía (two-sided market) chung, với người cho vay và người đi vay. Tuy nhiên, khi đi vào chi tiết, có một số tính năng và sản phẩm hoạt động cùng quy trình này để tăng cường hiệu quả sử dụng vốn, an toàn và dễ sử dụng.

Alpaca Finance hoạt động như thế nào?

Cho vay

Alpaca cho phép người cho vay kiếm lãi bằng cách gửi tài sản vào các vault tương ứng. Những tài sản này sau đó sẽ được cung cấp cho các leveraged yield farmer dưới dạng các khoản vay dưới thế chấp chỉ có thể được sử dụng trên nền tảng.

Đổi lại việc cung cấp tài sản, người cho vay sẽ nhận được số token sinh lãi (ibTokens) tương ứng với số tài sản đã cung cấp theo pool cụ thể. Alpaca sử dụng các ibTokens này (ví dụ: ibBNB) để theo dõi các khoản tiền đã gửi và lãi tích lũy, được biểu thị bằng tỷ giá hối đoái (exchange rate) của ibToken.

Ví dụ: khi Alpaca triển khai leveraged yield farming, 1 ibBNB có thể đổi lấy 1 BNB. Trong năm tiếp theo, APY cho vay trung bình là 11%, do đó vào cuối năm đầu tiên 1 ibBNB bằng 1.11 BNB.

Để tăng thêm lợi tức với ibTokens, người cho vay có thể stake ibToken để kiếm phần thưởng ALPACA. Người cho vay luôn có thể unstake ibTokens sau đó swap lấy token cơ sở tương ứng miễn là pool tài sản cơ sở đó có đủ thanh khoản.

AlpacaUSD

AUSD là một fork của MakerDAO. Giống như DAI, AUSD là một stablecoin phi tập trung được thế chấp vượt mức. AUSD hiện được back bởi BNB, USDT và BUSD.

Người cho vay có thể thế chấp ibTokens hoặc token cơ sở của mình (ví dụ: BNB) để mint (vay) AUSD một cách không cần cấp phép. Không giống như nhiều loại stablecoin được thế chấp vượt mức khác, hệ thống này thực sự tăng hiệu quả sử dụng vốn bằng cách cho phép người cho vay tiếp tục kiếm lãi trên tài sản thế chấp của mình.

Phí ổn định (lãi suất hàng năm) đối với AUSD ban đầu là 2% đối với hầu hết các loại tài sản thế chấp. Theo thời gian, con số này sẽ được điều chỉnh để ổn định tỷ giá bằng cách khuyến khích người dùng mở hoặc đóng các vị thế AUSD.

Một cơ chế peg khác là Stable Swap Module nội bộ, cho phép các nhà kinh doanh chênh lệch giá (arbitrageur) mua và bán AUSD lấy BUSD tỷ lệ theo tỷ lệ 1: 1 với chi phí thấp. Ngoài ra còn có AUSD Peg Insurance Fund hoạt động như một khoản hỗ trợ mua lại trong trường hợp AUSD mất peg nghiêm trọng.

Nếu tài sản thế chấp của người đi vay AUSD giảm xuống dưới giá thanh lý, Alpaca sẽ thanh lý vị thế. Nghĩa là thay vì sử dụng tất cả tài sản thế chấp của người vay, Alpaca chỉ thanh lý số tài sản cần thiết đủ để đưa vị thế người dùng khỏi ngưỡng thanh lý.

Tại thời điểm viết bài này, chưa có nhiều nhu cầu sử dụng AUSD trong hệ sinh thái DeFi nói chung. Do đó, bất chấp các cơ chế ổn định vừa nêu, AUSD vẫn đang giao dịch dưới mức peg.

Leveraged Yield Farming

Chức năng cốt lõi của Alpaca là cho phép người dùng tiến hành yield farm các pool nhất định với đòn bẩy. Trên BNB Chain, giao thức được tích hợp với một số pool trên PancakeSwap và MDEX, và trên Fantom, Alpaca cung cấp quyền truy cập vào một số pool của SpookySwap. Đòn bẩy tối đa trên nền tảng là 6x, nhưng giới hạn trên khác nhau giữa pool. Các tích hợp và thông số này hiện do Alpaca Finance team quyết định và thiết lập.

Ngoài việc lựa chọn đòn bẩy mong muốn, người dùng có thể quyết định cách gửi và vay tài sản. Các tài sản gửi, cũng là tài sản thế chấp hiệu quả và tài sản đi vay được chia đều để cung cấp thanh khoản cho farm. Điều này cũng mở ra cơ hội cho farmer long, short, hay phòng ngừa rủi ro.

Khi người dùng sử dụng mức đòn bẩy lớn hơn 2x, đồng nghĩa với việc short một cách hiệu quả tài sản đã vay. Tuy nhiên, trong các pool có thể vay cả hai tài sản (ví dụ: BNB-BUSD), farmer có thể mở hai vị thế farming riêng và vay một tài sản khác nhau cho mỗi tài sản, vô hiệu hóa hiệu quả rủi ro mở (trung lập bảo hiểm rủi ro).

Khi người dùng bắt đầu farming, LP token sẽ tự động được stake. Các khoản thưởng bao gồm phần thưởng yield farm, phí giao dịch và phần thưởng ALPACA. Phần thưởng yield farm được hiển thị đã trừ 9% phí hiệu suất farming (farming performance fee) Alpaca. Ngoài ra, lãi suất đi vay được gắn với tỷ lệ sử dụng của pool cho vay Alpaca tương ứng, cũng được trừ vào tổng APY.

Phần thưởng farming được auto-compounded, thậm chí còn khiến Alpaca trở nên hấp dẫn đối với các yield farmer mà không cần tới đòn bẩy (tương đương mức đòn bẩy bằng 1). Mỗi khi bất kỳ người dùng Alpaca nào tương tác với một pool cụ thể, giao thức sẽ tự động bán, chuyển đổi và stake phần thưởng DEX của người tham gia dưới dạng LP token bổ sung.

Farmer luôn có thể điều chỉnh vị thế của mình, tăng đòn bẩy bằng cách vay thêm token hoặc giảm đòn bẩy bằng cách bổ sung thêm tài sản thế chấp. Một cách khác để điều chỉnh đòn bẩy là đóng một phần hoặc toàn bộ vị thế.

Mỗi pool có ngưỡng thanh lý riêng. Nếu tỷ lệ nợ của một vị thế tính bằng giá trị của khoản nợ chia cho tổng giá trị của vị thế (giá trị nợ / giá trị vị thế), vượt quá ngưỡng thanh lý, thì vị thế đó sẽ được thanh lý bởi liquidator bot. Vị thế được đóng, khoản nợ được hoàn trả, 5% giá trị vị thế được dùng làm tiền thưởng thanh lý, và farmer bị thanh lý nhận số tiền còn lại.

Automated Vaults

Kể từ khi ra mắt vào cuối tháng 1 năm 2022, các Automated Vault của Alpaca vẫn được đăng ký quá mức. Tám vault đạt hoặc gần đạt công suất tính đến thời điểm viết bài có tổng giá trị gần 150 triệu USD trong TVL. Hiện đang cung cấp cho người dùng, trên BNB và Fantom, một chiến lược pseudo-delta-neutral (thị trường trung lập) dựa trên đòn bẩy.

Để thực hiện điều này, một vault farm có đồng thời một vị thế long và một vị thế short, điều chỉnh độ lớn để mức chịu rủi ro bằng 0, sau đó tự động cân bằng lại để duy trì tính trung lập. Thông qua chiến lược này, người dùng có thể kiếm được gấp 5–10 lần lợi nhuận của các cặp stablecoin-stablecoin được sử dụng đòn bẩy trong khi vẫn duy trì mô hình rủi ro (risk profile) tương tự. Ngoài ra, Alpaca đảm bảo sẽ không thanh lý.

Các Automated Vault auto-compound và cung cấp các khoản gửi linh hoạt (về cả kích cỡ và thời hạn). Nút thắt cổ chai hiện tại xoay quanh khả năng mở rộng là do sự trượt giá phát sinh khi tái cân bằng các vị thế.

NFTs

Alpaca sử dụng bộ sưu tập NFT khá lớn của mình để thưởng cho việc tham gia vào các cuộc bỏ phiếu quản trị, AMA, Grazing Range,…

Vào đầu tháng 11 năm 2021, Alpaca đã ra mắt bộ sưu tập Alpies gồm 10,000 NFT trên cả BNB Chain và ETH. Alpies sẽ được sử dụng làm anh hùng trong play-to-earn game sắp tới của Alpaca.

Bảo vệ người dùng

Alpaca Insurance Plan được dùng để bảo đảm cho bất kỳ sai sót nào gây ra bởi các smart contract hoặc cơ sở hạ tầng của Alpaca (ví dụ: bị khai thác, lỗi oracle và thâm hụt). Ngoài ra, Alpaca được bảo đảm bởi Nexus Mutual và InsurAce.io, cung cấp cho người dùng tùy chọn mua bảo hiểm chống mất tiền.

Tính năng Alpaca Guard được kích hoạt khi giá của một tài sản nhất định trên DEX (ví dụ: PancakeSwap) giảm hơn 10% so với giá trung bình của một nhóm oracle. Mặc dù người dùng vẫn có thể thêm tài sản thế chấp, nhưng họ không thể vay thêm vốn, mở hay đóng vị thế hoặc bị thanh lý.

Token ALPACA

ALPACA là token quản trị và tiện ích chuẩn BEP-20 được ra mắt thông qua fair-launched của Alpaca Finance. Chủ sở token ALPACA cũng hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp từ việc sử dụng giao thức thông qua phân bổ phí và chương trình buyback-and-burn.

Vault quản trị của Alpaca là một fork của Curve DAO. Holder có thể lock ALPACA tối đa một năm và nhận lại xALPACA. Số xALPACA tăng lên theo thời gian lock và đại diện cho cổ phần của holder trong pool thưởng quản trị (governance rewards pool) và quyền bỏ phiếu. Pool thưởng quản trị bao gồm phát thải ALPACA, phần thưởng pool Grazing Range (dự án đối tác) và doanh thu giao thức.

Alpaca Finance: Bộ sản phẩm DeFi sử dụng đòn bẩy

xALPACA theo thời gian. Nguồn: Alpaca Finance Docs

Quản trị kiểm soát cách giao thức thu thập và phân bổ doanh thu. Ví dụ: hiện tại, 5% phần thưởng yield farming của người dùng được sử dụng để mua lại ALPACA và cung cấp một phần APR của xALPACA. Một ví dụ khác là 10% lãi suất của người cho vay được dùng để mua lại và burn ALPACA.

Vì lượng phát thải của ALPACA được giới hạn cố định ở mức 188 triệu và lịch phát thải đang giảm dần, token rồi sẽ trở nên giảm phát nhờ cơ chế buyback-and-burn.

Alpaca Finance: Bộ sản phẩm DeFi sử dụng đòn bẩy

Là một fair-launch token, ALPACA không phân bổ pre-sale, nhà đầu tư thiên thần hay pre-mine.

Phần lớn (87%) token được dùng để khởi động hệ sinh thái bằng cách thưởng cho những người tham gia sử dụng nền tảng và nắm giữ ALPACA. Development Fund, phân bổ cho Alpaca Finance team 8.7% và có cùng vesting schedule hai năm với Fair Launch Distribution. 4.3% còn lại là Warchest dùng cho chi phí chiến lược, chi phí một lần, chẳng hạn như phí niêm yết, quan hệ đối tác và audit.

Sức hút

Một cách để hiểu và hình dung về khối lượng của Alpaca là thông qua các pool cho và đi vay.

Alpaca Finance: Bộ sản phẩm DeFi sử dụng đòn bẩy

Alpaca Finance: Bộ sản phẩm DeFi sử dụng đòn bẩy

Trong ba tháng qua, cả pool cho vay và lượng tài sản đi vay đều có tổng giá trị tăng dần vừa phải. Ngoài ra, các tài sản ưa thích của người đi vay nhìn chung cũng khớp với các tài sản ưa thích của người cho vay. Đã có một vài trục trặc (hai lần giảm mạnh trong pool cho vay BNB) trong các sự kiện Binance Launchpad và Launchpool. Tuy nhiên, các tài sản đã quay trở lại Alpaca trong vòng 7-10 ngày.

Điều này rất quan trọng vì tỷ lệ sử dụng pool (tài sản được vay/tài sản pool cho vay) phải ổn định phần nào để giữ cho lợi tức từ farming và cho vay thể dự đoán được.

Alpaca Finance: Bộ sản phẩm DeFi sử dụng đòn bẩy

Nhiều khả năng là do sự kết hợp giữa sự thiếu ổn định và tiện ích hiện có mà AlpacaUSD (AUSD) có nguồn cung lưu hành giảm dần và khối lượng giao dịch giảm.

Alpaca Finance: Bộ sản phẩm DeFi sử dụng đòn bẩy

Alpaca Finance: Bộ sản phẩm DeFi sử dụng đòn bẩy

Đối thủ cạnh tranh

Mặc dù là giao thức lớn thứ ba về TVL trên BNB Chain và là giao thức leveraged yield farming lớn nhất trên tất cả các chain, Alpaca Finance cũng có sự cạnh tranh trong hệ sinh thái BNB.

Venus là một thị trường tiền tệ phi tập trung trên BNB cho phép người dùng cho vay, đi vay tài sản và mint stablecoin VAI của giao thức. Quy mô thị trường, tổng TVL và số tài sản được vay là hơn 2.3 tỷ USD, lớn hơn gần ba lần so với Alpaca. Không giống như Alpaca, những người đi vay của Venus phải thế chấp vượt mức các khoản vay và sau đó có thể sử dụng chúng theo ý muốn.

Mặt khác, Alpaca cung cấp cho người dùng hiệu quả sử dụng vốn vượt trội bằng cách cung cấp cho họ các khoản vay thế chấp dưới mức nhưng số tài sản vay cần phải ở trong các pool tích hợp của nền tảng.

CoinWind là yield aggregator lớn nhất của BNB Chain, hiện có khoảng 30% TVL so với Alpaca (250 triệu USD). CoinWind cho phép người dùng gửi các tài sản đơn lẻ và theo cặp, sau đó triển khai vốn trên toàn hệ sinh thái BNB.

Mục tiêu của CoinWind là tối ưu hóa và auto-compound yield. Value proposition chính của CoinWind là việc giao thức cần ít nỗ lực hơn so với leveraged yield farming tiêu chuẩn của Alpaca, nhưng CoinWind cũng mang lại lợi nhuận thấp hơn.

Với bước đột phá gần đây vào hệ sinh thái Fantom và có kế hoạch tiếp tục phát triển cross-chain, Alpha Homora là đối thủ cạnh tranh đáng chú ý duy nhất của Alpaca. TVL của Alpha Homora trên tất cả các chain hiện chiếm khoảng 80% so với Alpaca (650 triệu USD), với phần lớn trên Avalanche.

Mặc dù ra mắt trên BNB trước Alpaca, nhưng Alpha Homora đã không thể khôi phục lại vị thế của mình trên chain kể từ khi bị khai thác. Trên Fantom, cả hai giao thức đang có khoảng 35 triệu USD TVL. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn của Alpaca dường như là các tính năng bổ sung chẳng hạn như Automated Vault, AUSD và việc mở rộng sang NFTs/GameFi.

Alpaca Finance Roadmap

Ba điểm nổi bật trong lộ trình của Alpaca là các automated vault, tích hợp và NFTs/GameFi.

Alpaca sẽ tiếp tục thêm các Automated Vault trên Fantom và BNB. Một vài trong số này sẽ là các Savings Vault mới, vừa được công bố gần đây. Các Savings Vault sẽ hoạt động giống như các Automated Vault hiện tại ngoại trừ việc các vị thế sẽ được cân bằng bởi việc long 1x trên một token nhất định (ví dụ: BNB) thay vì chiến lược trung lập thị trường. Ngoài ra, việc cập nhật mô hình tỷ lệ lãi suất và có khả năng thay đổi các thông số xung quanh quyền truy cập sẽ tái cấu trúc một phần các Automated Vault để tăng công suất một cách bền vững.

Để tăng thông lượng và phạm vi tiếp cận, Alpaca Finance có kế hoạch bổ sung thêm một số tích hợp. Cùng với việc ra mắt trên các chain mới, Alpaca sẽ hỗ trợ nhiều ví phiên bản web và di động hơn. Lộ trình cũng bao gồm việc triển khai có thể kết hợp các sản phẩm của Alpaca như AUSD, ibTokens (làm tài sản thế chấp), các pool cho vay và ra mắt nền tảng cho tổ chức.

Sự ra mắt của bộ sưu tập Alpies NFT là tiền thân của play-to-earn game của Alpaca. Mục tiêu là tích hợp game với bộ sản phẩm hiện tại của Alpaca để mở rộng phân khúc khách hàng. Bản private beta được dự kiến triển khai vào quý 4 năm 2022.

Các rủi ro

Kể từ khi ra mắt vào năm 2020, các dự án BNB Chain đã có số lượng hack và khai thác không tương xứng. Mặc dù điều này không liên quan gì đến bản thân chain, nhưng đây là mối quan tâm của nhiều người dùng tiềm năng.

Tuy nhiên, cho đến nay Alpaca vẫn chưa bị khai thác và đã vượt qua thành công 20 cuộc kiểm tra bảo mật khác nhau từ các công ty như CertiK và PeckShield. Insurance Plan của Alpaca và phạm vi bảo hiểm từ Nexus MutualInsurAce.io hoạt động như những phương án dự phòng bổ sung.

Một thách thức khác đối với Alpaca xoay quanh việc sử dụng pool như tranh cãi quả trứng có trước hay con gà có trước. Alpaca cần tìm ra cách điều chỉnh độ dốc lãi suất vay để giữ lãi suất hấp dẫn với người cho vay và tiết kiệm với người đi vay trong mọi điều kiện thị trường.

Kết luận

Hầu như Alpaca Finance đã thành công trong việc cung cấp lợi tức mạnh mẽ, hiệu quả về vốn cho người dùng. Giờ đây, giao thức phải đối mặt với thách thức tiếp theo đó là mở rộng mô hình thông qua các automated vault, tích hợp cross-chain và GameFi cho 10 triệu người dùng tiếp theo.

Bài viết được Huyền Trang biên tập từ “Alpaca Finance: A Leveraged DeFi Product Suite” của tác giả Ashu Pareek; với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.

—————————————————
👉 Theo dõi FXCE Ventures
Group Chat | Research Hub | FXCE Spotlight | Tổng hợp airdrop | FXCE Pool Coin

#DeFi
ic-comment-blueBình luận
#