Projects
Aave là gì? Tìm hiểu về giao thức cho vay DeFi
#
Marketing
10 phút đọc
25/11/2022
1
0
0

Giao thức DeFi Aave là một trong những giao thức cho vay lớn nhất trong crypto và AAVE (token gốc của Aave) có vốn hóa thị trường lớn hơn các đối thủ Maker hoặc Compound. Dưới đây là cách mà giao thức này hoạt động.

Tóm tắt

  • Aave là một giao thức cho vay phi tập trung cho phép người dùng cho vay hoặc vay mượn crypto mà không cần một bên trung gian tập trung.

  • Người dùng gửi tài sản kỹ thuật số (digital asset) vào "các pool thanh khoản", các pool này sẽ là tài sản mà giao thức có thể dùng để cho vay.

  • Vào tháng 7 năm 2022, cộng đồng Aave đã phê duyệt để ra mắt GHO - một stablecoin phi tập trung, được thế chấp.

Aave là một giao thức tài chính phi tập trung (decentralized finance viết tắt là DeFi) cho phép người dùng cho vay và vay mượn crypto và các tài sản trong thế giới thực (real-world asset hay RWA) mà không cần thông qua bên trung gian tập trung. Khi cho vay, người dùng sẽ kiếm được lãi suất; ngược lại khi đi vay người dùng phải trả lãi.

Aave ban đầu được xây dựng trên mạng Ethereum, với tất cả các token trên mạng cũng sử dụng Ethereum blockchain để xử lý các giao dịch; nhóm này được gọi là ERC20 token. Sau đó Aave đã mở rộng sang các chain khác bao gồm Avalanche, Fantom và Harmony.

Bản thân giao thức sử dụng một tổ chức tự trị phi tập trung hay DAO. Nghĩa là Aave được vận hành và quản lý bởi các AAVE holder bằng cách bỏ phiếu dựa trên $AAVE.

Bạn có biết?

Trước khi đổi tên thành Aave, giao thức này được gọi là ETHLend. Cả hai đều được phát triển bởi một team dẫn đầu bởi một sinh viên luật Phần Lan tên là Stani Kulechov.

Cách cho vay hoạt động trên Aave

Trong tài chính truyền thống, để được vay người đi vay cần phải đến ngân hàng hoặc tổ chức tài chính khác nơi có nhiều tiền mặt lưu động (liquid cash). Ngân hàng sẽ yêu cầu người vay thế chấp tài sản  (trong trường hợp cho vay mua ô tô, tài sản thế chấp sẽ là chính chiếc ô tô đó) để nhận được khoản vay. Sau đó người đi vay phải trả gốc cộng với lãi suất cho ngân hàng hàng tháng.

Nhưng DeFi thì khác, sẽ không có bất kỳ ngân hàng hay bên trung gian tập trung nào. Thay vào đó, các hợp đồng thông minh (smart contract - là computer code tự động hóa các giao dịch, chẳng hạn như bán nếu giá token đạt đến một ngưỡng nhất định) sẽ thực hiện công việc của các ngân hàng. DeFi loại bỏ các bên trung gian khỏi giao dịch tài sản, hợp đồng tương lai và tài khoản tiết kiệm.

Trên thực tế, điều này nghĩa là người đi vay có thể nhận một khoản vay - bằng crypto - từ những người dùng khác thay vì các tổ chức tài chính. Tuy nhiên, người đi vay vẫn phải cung cấp tài sản thế chấp. Trong một hệ thống DeFi cố gắng không sử dụng tiền pháp định (fiat), tài sản thế chấp chính là các crypto token khác.

Và bởi vì thị trường crypto rất biến động, nên nhiều nền tảng DeFi yêu cầu thế chấp vượt mức. Vì vậy, đối với khoản vay crypto trị giá 500 USD trên Aave, người đi vay cần phải thế chấp nhiều hơn con số này bằng một crypto khác. Nếu giá giảm mạnh và giá trị tài sản thế chấp không đủ giá trị để thế chấp cho tài sản đã vay, tài sản thế chấp của người đi vay có thể bị thanh lý, nghĩa là giao thức sẽ lấy tài sản thế chấp đó để trang trải chi phí cho khoản vay của người đi vay.

Aave hiện có các pool cho 30 tài sản trên Ethereum, bao gồm các stablecoins Tether, DAI, USD Coin và Gemini dollar. Các thị trường khác bao gồm Avalanche, Fantom, Harmony và Polygon,...

Aave cũng cung cấp các pool cho các tài sản trong thế giới thực (real-world asset) như bất động sản, hàng hóa và hóa đơn vận chuyển hàng hóa (freight invoice) cũng như các khoản tạm ứng thanh toán (payment advance). Đối với những pool như vậy, một công ty đối tác có tên là Centrifuge giúp các doanh nghiệp truyền thống token hóa các khía cạnh hoạt động. Sau khi được token hóa, các nhà đầu tư có thể mua (hoặc giữ làm tài sản thế chấp) các token này, hoạt động tương tự như trái phiếu và kiếm được lợi tức từ việc nắm giữ token. Như vậy, những tài sản này có thể được dùng làm tài sản thế chấp cho các doanh nghiệp trong thế giới thực để vay tiền mặt.

Tại sao người dùng muốn vay crypto?

Mặc dù việc mua hoặc bán crypto thường có ý nghĩa hơn, nhưng việc vay mượn crypto cũng có thể hữu ích trong một số trường hợp. Một trong những trường hợp rõ ràng nhất là kinh doanh chênh lệch giá (arbitrage). Nếu nhận thấy một token được giao dịch ở các tỷ giá khác nhau trên các sàn giao dịch khác nhau, người dùng có thể kiếm lời bằng cách mua token đó ở một sàn có giá thấp và bán nó ở sàn khác với giá cao hơn.

Tuy nhiên, vì sự chênh lệch giá thường khá nhỏ sau khi tính đến phí giao dịch và spread (chênh lệch giữa giá mua và giá bán), người dùng phải có nhiều crypto để thu được lợi nhuận đáng kể.

Đây là khi các khoản vay flash loan của Aave hữu ích. Aave đi tiên phong trong việc sử dụng các khoản vay flash loan, trong đó người dùng vay crypto mà không cần thế chấp, sử dụng khoản vay đó để mua một tài sản, bán tài sản đó và sau đó trả lại số tài sản đã vay ban đầu trong cùng một giao dịch trong khi thu được lợi nhuận.

Cách hoạt động của các pool thanh khoản

Quay trở lại những ngày đầu của tài chính phi tập trung, nếu người dùng muốn vay một tài sản, họ phải tìm một người khác trên nền tảng cho họ vay — với mức giá và các điều khoản mà cả hai đã đồng ý.

Mọi thứ đã phát triển kể từ đó.

Aave bỏ qua toàn bộ quy trình cho vay ngang hàng, thay vào đó cho vay giữa người dùng và các pool thanh khoản (pool-to-peer lending).

Đây là cách hoạt động: Người dùng gửi tài sản kỹ thuật số vào "pool thanh khoản". Chúng trở thành tài sản mà sau đó giao thức có thể dùng để cho vay. Bất kỳ người dùng nào gửi token vào một pool và do đó "cung cấp thanh khoản", sẽ nhận được aTokens mới. ("a" tượng trưng cho "Aave.") Vì vậy, nếu người dùng gửi DAI vào pool thanh khoản họ sẽ nhận được aDAI.

Khi là một aToken holder, người dùng sẽ nhận được một phần lợi nhuận từ các khoản vay flash loan của nền tảng cũng như lãi suất trên các aTokens đó. Nếu người dùng đang gửi token vào một pool có tính thanh khoản cao, sẽ không kiếm được nhiều lãi suất. Nhưng nếu người dùng gửi token vào pool mà giao thức đang rất cần sẽ kiếm được nhiều lãi suất hơn.

Điều tương tự cũng áp dụng cho những người đi vay - lãi suất thay đổi tùy thuộc vào số tiền người đang vay.

Vào tháng 3 năm 2022, Aave ra mắt v3 của giao thức, bao gồm một tính năng được gọi là Portal. Portal cho phép Aave hoạt động liền mạch trên tất cả các blockchain. Nghĩa là giờ đây khi sử dụng Aave, người dùng có thể tham gia vào các giao thức cho vay hoặc đi vay trên các chain như Solana hoặc Avalanche.

Tại sao mọi người không sử dụng Aave?

Có một vài lý do lý giải việc người dùng không sử dụng sản phẩm trên. Đầu tiên, người dùng phải chuyển tài sản crypto vào Aave để bắt đầu sử dụng nền tảng; người dùng không thể chỉ mua crypto bằng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ trực tiếp trên nền tảng. (Và khi phí giao dịch trên Ethereum cao, người dùng thường hạn chế chuyển số tài sản nhỏ).

Thứ hai, có một yếu tố rủi ro liên quan và thanh lý là một phần quan trọng trong cách Aave quản lý nợ và đảm bảo người đi vay vẫn có thể nhận được các khoản vay. Nếu vẫn không có đủ thanh khoản sau khi tài sản thế chấp được thanh lý, Aave có một pool dự phòng an toàn, được gọi là Safety Module. Pool này gồm các AAVE mà người dùng đã gửi. Nếu mọi thứ bình lặng, người gửi sẽ nhận được thêm AAVE. Nếu hệ thống cần rót vốn, hệ thống sẽ thanh lý các AAVE trong pool này.

AAVE được sử dụng cho việc gì?

AAVE được sử dụng để quản lý giao thức Aave. AAVE holder có thể bỏ phiếu về định hướng phát triển của Aave và cách quản lý quỹ của giao thức. Mỗi AAVE tương đương với một phiếu bầu.

Người dùng cũng có thể dùng AAVE làm tài sản thế chấp. Khi làm như vậy, giới hạn vay của người dùng được nâng lên. Những người đi vay AAVE cũng có thể được miễn phí vay (borrowing fee) và được giảm phí nếu dùng AAVE làm tài sản thế chấp.

Vì AAVE gắn liền với giao thức Aave một trong những giao thức DeFi hàng đầu, do đó AAVE là một trong các DeFi coin lớn nhất theo vốn hóa thị trường.

AAVE có thể được giao dịch hoặc mua trên một số sàn giao dịch crypto khác nhau bao gồm Binance và Huobi Global.

Bạn có biết?

Trước khi ETHLend được đổi tên thành Aave, token của giao thức được gọi là LEND. Sau khi đổi tên, các LEND holder không có quyền can thiệp vào định hướng của Aave; vì vậy một đề xuất đã được thông qua cho phép đổi 100 LEND lấy 1 AAVE mới – một ERC-20 token dựa trên Ethereum – sẽ cung cấp cho holder tiếng nói trong định hướng của Aave.

Tương lai của Aave

Aave tiếp tục phát triển hệ sinh thái DeFi của mình. Vào tháng 7 năm 2022, cộng đồng của Aave đã chấp thuận đề xuất ra mắt stablecoin GHO của mạng lưới.

99.9% người bỏ phiếu đã ủng hộ đề xuất, GHO sẽ ra mắt như một stablecoin phi tập trung được thế chấp vượt mức và được neo (peg) với đồng đô la Mỹ và được hỗ trợ bởi "một rổ các tài sản crypto đa dạng".

Theo đề xuất, việc giới thiệu GHO sẽ làm cho việc vay stablecoin trên Aave Protocol "cạnh tranh hơn", cũng như tạo thêm doanh thu cho DAO của Aave bằng cách "gửi 100% khoản thanh toán lãi suất từ các khoản vay GHO cho DAO."

Là một stablecoin phi tập trung, được thế chấp, GHO sẽ tuân theo một mô hình tương tự như DAI của Maker, không giống như mô hình stablecoin thuật toán được tiên phong bởi UST xấu số của Terra - sự sụp đổ của UST là một trong những tác động lớn nhất của việc crypto crash (hiện tượng lao dốc không phanh của các đồng tiền mã hóa trong một khoảng thời gian rất ngắn trong một ngày, hay thậm chí trong vài giờ) vào giữa năm 2022.

Các công ty Aave còn đảm bảo rằng "các tính năng giảm thiểu rủi ro đáng kể" sẽ được áp dụng để ngăn chặn việc mint quá nhiều GHO.

Aave cũng đang mở rộng ra ngoài DeFi với việc ra mắt Lens Protocol, một nền tảng truyền thông xã hội (social media) phi tập trung dựa trên Polygon cho phép người dùng lưu trữ nội dung của mình dưới dạng NFT.

“Chúng tôi tin rằng người sáng tạo nội dung nên sở hữu khán giả của họ theo cách không cần cấp phép, nơi bất kỳ ai cũng có thể xây dựng trải nghiệm người dùng mới bằng cách sử dụng cùng một on-chain social graph”, Stani Kulechov - người sáng tạo Aave nói với Decrypt trước khi ra mắt.

#DeFi
#Aave
ic-comment-blueBình luận
#