Layer-1
Nghiên cứu sâu hệ sinh thái POLKADOT
#
Marketing
27 phút đọc
30/12/2022
5
0
0

icon-menu

Giới thiệu

Bitcoin được biết đến như là đồng tiền kỹ thuật số đầu tiên trên thế giới, mở đầu cho thị trường crypto, đưa công nghệ blockchain vào cuộc sống.

Bước tiến mạnh mẽ của thị trường Crypto trong những năm gần đây dẫn đường cho sự bùng nổ của các Dapp. Người dùng giờ đây không chỉ còn giới hạn ở việc sở hữu và giao dịch các đồng coin trong mạng lưới blockchain, mà còn có thể ứng dụng những đồng coin đó cho nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, hạn chế của các blockchain hiện tại là khả năng mở rộng và tương tác giữa các blockchain với nhau.

Để giải quyết vấn đề này, Polkadot đã được ra đời. Vậy Polkadot là gì và tiềm năng của nó ra sao? Nếu bạn có cùng thắc mắc trên, hãy cùng FXCE tìm hiểu kỹ hơn về hệ sinh thái Polkadot và những đặc tính của nó nhé.

Polkadot Network là gì?   

What Is Polkadot? – Forbes Advisor Australia

Polkadot là một mạng lưới công nghệ Blockchain đa chuỗi (multi-chain) không đồng nhất, với khả năng mở rộng. Công nghệ lõi của Polkadot chính là multi-chain, giúp hệ sinh thái phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng như thời điểm hiện tại. Với multi-chain, các tổ chức có thể xây dựng các hệ thống Blockchain trực tiếp trên nền tảng của Polkadot .

Giải pháp của Polkadot

Khả năng tương tác

Trong khi các mạng lưới blockchain vẫn rời rạc và độc lập, thiếu khả năng liên lạc và tương tác, thì các ứng dụng trong hệ sinh thái Polkadot có thể chia sẻ thông tin với nhau.

Các dApps trên hệ sinh thái của Polkadot cũng có thể kết nối với các ứng dụng trên nền tảng Blockchain khác của Ethereum hay Bitcoin qua Bridge. Những token trên những nền tảng Blockchain khác nhau cũng có thể giao tiếp và chuyển đổi dễ dàng, giúp các nhà đầu tư tiếp cận các dự án mới trên Polkadot đơn giản hơn.

Khả năng mở rộng

Hệ sinh thái Polkadot sử dụng multi-chain (công nghệ chuỗi), giúp xử lý đồng thời nhiều giao dịch trên parachain song song, nhờ đó mà mạng lưới cũng có tốc độ xử lý giao dịch nhanh chóng. 

Hiện tại, Ethereum xử lý tối đa khoảng 15 giao dịch trong 1 giây, nhưng với một ứng dụng đơn lẻ của Polkadot đã có thể xử lý khoảng 1000 giao dịch/ giây.

Tốc độ xử lý giao dịch của hệ sinh thái này gấp hàng trăm lần so với một dApps đơn lẻ, hay hàng trăm nghìn giao dịch/giây. Điều này đồng nghĩa với việc mở rộng của mạng lưới chỉ là vấn đề sớm muộn.

Khả năng nâng cấp

Các ứng dụng luôn cải tiến công nghệ để nâng cao chức năng hoạt động. Với Blockchain việc này không đơn giản, nó đòi hỏi sự phân tách token nguyên bản làm 2 và tốn rất nhiều thời gian để hoàn thành.

Với hệ sinh thái Polkadot, việc này diễn ra vô cùng dễ dàng vì các ứng dụng không cần phân tách, phù hợp với các công nghệ mới một cách kịp thời.

Tự quản trị

Người nắm giữ DOT Token có quyền quản lý hệ sinh thái theo ý kiến của họ hoặc thử nghiệm các ý tưởng mới giúp nâng cấp hoặc hoàn thiện mạng lưới.

Những đề xuất này sẽ được thông qua bỏ phiếu số đông. Hệ sinh thái cũng thường xuyên thu thập ý kiến của cộng đồng để tạo nên một môi trường lành mạnh, phát triển hơn.

Tính cá nhân hoá

Hệ sinh thái cho phép các parachain riêng lẻ tự thiết kế ứng dụng thông qua Substrate, phù hợp với từng chức năng, mục đích của mỗi dự án. Các parachain này tối ưu hoá nhờ vào việc loại bỏ những thuật toán không cần thiết theo hướng cải tiến và mang lại trải nghiệm dịch vụ tốt nhất cho người dùng.

Cấu trúc của Polkadot

Mạng lưới Polkadot hợp nhất các blockchain không đồng nhất được gọi là parachain và parathread. Các chuỗi này kết nối với chain chính là Polkadot Relay Chain, và có thể kết nối với các mạng lưới bên ngoài thông qua các Bridge.

Cấu trúc của Polkadot

Cấu trúc của Polkadot

Relay Chain-chuỗi chính

Chain trung tâm của Polkadot, có nhiệm vụ kết nối và xác thực các Parachain. Cụ thể, các Validator  sẽ Stake DOT trên Relaychain để bảo vệ và quản trị mạng lưới. Phí giao dịch trên Relay Chain sẽ cao hơn trên Parachain

Parachain - chuỗi con

Những chuỗi trực thuộc mạng lưới chính của Polkadot. Nhiều dự án có thể xây dựng trên Parachain và kết nối với Relay Chain để tận dụng hiệu ứng mạng lưới của Polkadot, giúp tăng tốc độ phát triển hệ thống của ứng dụng mình lên nhiều lần.

Parathread

Cũng là những chuỗi con trong mạng lưới, song các chuỗi này không kết nối liên tục với chuỗi chính. Đây là giải pháp tiết kiệm chi phí cho các dự án không có nhu cầu kết nối thường trực.

Bridge

Cầu nối với các mạng lưới khác như Ethereum hay Bitcoin.

Substrate

Đơn giản có thể hiểu Substrate như là một bộ framework hỗ trợ người dùng xây dựng Blockchain dễ dàng hơn. Substrate không phải là một phần của Polkadot, nhưng các dự án được xây dựng với Substrate có thể chạy tự nhiên trên Polkadot.

Người dùng có thể sử dụng Substrate để xây dựng các Blockchain mới ngay bây giờ mà không cần đợi Polkadot triển khai Mainnet. Do đó các dự án có thể xây dựng dựa vào Substrate nhưng có thể không chạy trên Polkadot, nhưng nếu một dự án nói rằng mình sẽ chạy trên Polkadot mà không có liên quan đến Substrate thì đó là scam.

Cơ chế đồng thuận của Polkdadot

Polkadot sử dụng hybrid concensus (cơ chế đồng thuận hỗn hợp), giúp phân chia các cơ chế sản xuất các block trong chuỗi.

Mạng lưới Polkadot có thể tạo ra các block mới một cách nhanh chóng, trong khi vẫn cho phép các block chạy chậm hơn trong một quy trình riêng biệt. Điều này giúp cho tốc độ giao dịch trong hệ thống không bị ảnh hưởng, đồng thời khắc phục được các vấn đề liên quan đến tính xác suất như khả năng vô tình rẽ nhánh của hệ thống, hoặc khả năng không tạo được block mới.

Các thành phần tham gia cơ chế đồng thuận trong Polkadot

  • Validators: Sản xuất các khối Relay Chain, chịu trách nhiệm xác thực và thêm khối mới vào Relay Chain.
  • Collators: Giám sát các giao dịch xảy ra trên Parachain và gửi bằng chứng về Validators để duy trì an ninh mạng.
  • Nominators: Đề cử Validators, giống như việc người dùng ủy quyền cổ phần của mình cho Validators khác. Khi Validators này nhận phần thưởng từ việc xác nhận, thêm khối mới, thì một ít phần thưởng sẽ được chia sẻ lại cho Nominator.
  • Fisherman: Giám sát mạng lưới và báo cáo hành vi xấu cho Validators. Collators và bất kỳ full node parachain nào cũng có thể thực hiện vai trò Fisherman.

4 thành phần tham gia cơ chế đồng thuận trong Polkadot

4 thành phần tham gia cơ chế đồng thuận trong Polkadot

Polkadot Network hoạt động như thế nào?

Polkadot đang giải quyết nhiều vấn đề đã kìm hãm công nghệ blockchain cho đến nay với cơ chế All in One Place nhờ vào các Parachain trong mạng lưới của mình.

Cách Parachain hoạt động trong mạng lưới Polkadot

Xử lý các giao dịch song song

Tương tác trên các parachain được xử lý song song, cho phép các hệ thống có khả năng mở rộng cao. Các giao dịch có thể được trải rộng trên các chuỗi, cho phép nhiều giao dịch hơn được xử lý trong cùng một khoảng thời gian nhất định.

Xử lý các giao dịch song song

Xử lý các giao dịch song song

Xây dựng cho nhiều mục đích sử dụng

Trong khi các giao thức blockchain khác chỉ cho phép các nhà phát triển xây dựng dapp bằng cách sử dụng các hợp đồng thông minh, Polkadot cung cấp cho họ toàn quyền kiểm soát đối với chính blockchain cơ bản.

Tính linh hoạt này mang lại cho các nhà phát triển parachain sự tự do tối đa để tối ưu hóa cho bất kỳ trường hợp sử dụng nào, mang đến những sản phẩm Dapp và các dịch vụ tốt hơn, bảo mật hơn cho cộng đồng người sử dụng.

Các Parachain có thể được xây dựng cho bất cứ nhu cầu sử dụng blockchain nào, từ việc xây dựng Dapp tới các ứng dụng Game, NFTs, IoT, DAO, và rất nhiều nhu cầu khác. Parachain có thể có nhiều dạng thức phụ thuộc vào mong muốn của các nhà phát triển.

Parachain kết nối với Polkadot bằng cách cho thuê một vị trí trên Relaychain thông qua hình thức đấu giá.

Đấu giá và crowdloan trên mạng lưới Polkadot

Đấu giá trên Polkadot

Parachains kết nối với Polkadot bằng cách cho thuê một vị trí trên Relay Chain trong tối đa 96 tuần, người dùng có thể gia hạn khi thời gian thuê kết thúc.

Để có được vị trí parachain, các dự án phải đấu thầu bằng cách stake DOT. Dự án có nhiều DOTs nhất giành chiến thắng và trở thành Polkadot Parachain. Khe cắm có thể được thuê trong 3 tháng mỗi kỳ hạn, với thời hạn tối đa là 96 tuần (2 năm).

Phiên đấu giá trên DOT năm nay được chia làm 2 vòng. Đợt 1 là từ 11/11/2021 đến 16/12/2021. Tổng cộng có 5 phiên đấu giá, tức là 5 parachains được sinh ra, với thời gian 7 ngày cho mỗi phiên đấu giá. Đợt 2 sẽ diễn ra từ ngày 23/12/2021 đến ngày 10/3/2022 với tổng số 6 phiên đấu giá, thời gian mỗi phiên đấu giá là 14 ngày. Số tiền tối thiểu để tham gia đấu giá Parachain là 5 DOT.

Cách thức hoạt động của một chương trình đấu giá

  • Khóa DOT: Để tham gia đấu giá, người dùng sẽ cần phải khóa một lượng DOT token nhất định trong suốt thời gian thuê. Lượng DOT token đã được khóa sẽ không được sử dụng vào các hoạt động như staking hay giao dịch.
  • Chi phí đấu giá: Sau khi hết thời hạn thuê, toàn bộ số lượng DOT sẽ được mở khóa, có nghĩa là người tham gia không cần phải trả DOT cho các cuộc đấu giá. Chi phí của hợp đồng thuê được mô tả là chi phí cơ hội của việc không thể sử dụng DOT trong quá trình đi thuê.
  • Thời lượng đấu giá: Các cuộc đấu giá trên Polkadot được mở trong khoảng 1 tuần. Thời điểm kết thúc phiên đấu giá sẽ được xác định lùi lại 1 khoảng trước đó của giai đoạn cuối phiên đấu giá, nằm tránh tình trạng Auction snipping (một hình thức đấu giá cơ hội vào những phút cuối của phiên, khiến người khác không có cơ hội đặt giá thầu tốt hơn mình). Cách tính thời gian đấu giá này của Polkadot giúp cho phiên đấu giá đạt được mức giá chính xác và hợp lý hơn.
  • Thời lượng và thời gian tham gia thuê vị trí: Mỗi vị trí trên Relaychain có thể được cho thuê trong thời hạn tối đa là 96 tuần. Khi đặt giá thầu, các parachain có thể chọn thời lượng thuê mong muốn của họ.

10 dự án được đánh giá tiềm năng nhất trong vòng đấu giá Dot bao gồm: Acala Network, Moonbeam, Astar network, Bifrost, Manta Network, Literature, Clover Finance, Efinity, Parallel Funding, Centrifuge. 

Kết quả sơ bộ về việc đấu giá parachain trên Polkadot cho thấy Dự án Moonbeam đang dẫn đầu với 22,3 triệu Dot bị khóa, tiếp theo là Acala (17,6 triệu DOT), Astar (5,7 triệu DOT). 

Nguồn: https://dotmarketcap.com/auction/polkadot

Huy động vốn cộng đồng - Crowdloan

Đối với Polkadot, crowdloan là một cách để các dự án mới thu hút sự hỗ trợ nhằm kết nối với mạng Polkadot như một parachain.

Khi đóng góp crowdloan (token DOT cho crowdloan dự án Polkadot) bị khóa vào tài khoản do Polkadot tài trợ trong “thời gian khóa". Trong hoặc sau thời gian đó, người góp crowdloan sẽ nhận được token của dự án.

Trong khi bị khóa, các token DOT đóng góp có thể được sử dụng để trang trải chi phí thuê parachain (số tiền cần thiết để đảm bảo parachain trên mạng Polkadot), nhưng không bao giờ có thể truy cập trực tiếp bởi parachain dự án. Nếu dự án không thể giành chiến thắng trong một cuộc đấu giá, tiền sẽ được trả lại cho chủ sở hữu và mở khóa.

Crowdloan có thể thực hiện theo 03 cách:

  1. Trực tiếp qua Polkadot.js GUI (On-Chain): Đóng góp trực tiếp trên chuỗi bằng cách sử dụng GUI của Polkadot (trên trang web của họ)
  2. Thông qua bảng điều khiển tùy chỉnh (On-Chain): Đóng góp thông qua bảng điều khiển tùy chỉnh được tạo bởi dự án parachain.
  3. Thông qua người giám hộ (off-chain) như  Binance hoặc Coinlist để tham gia, cá nhân sẽ tham gia nền tảng của người giám sát và làm theo hướng dẫn của họ. Loại crowdloan này xảy ra off-chain.

Ngày 04/11/2021, nhiều dự án đã triển khai chương trình crowdloan để chuẩn bị cho đấu giá Parachain diễn ra vào ngày 11/11/2021. Chỉ sau 24h sau khi các dự án lần lượt mở crowdloan, số lượng DOT được đóng góp đã lên tới hơn 8.6 triệu, tương đương với 431 triệu USD được khóa vào crowdloan. 

Hiện nay, tổng giá trị tài sản bị khóa để tham gia crowdloan đạt 56,3 triệu DOT (tương đương 2,6 tỷ USD). 

Nguồn: https://dotmarketcap.com/auction/polkadot

Pokadot Token Economics

Token Metrics

Token Name: Polkadot

Ticker: DOT.

Blockchain: Polkadot

Token Type: Utility, Governance.

Total Supply: 1,103,303,471 DOT

Circulating Supply: 987,579,314.96 DOT

DOT là token gốc của mạng Polkadot, và là 1 token lạm phát với tổng cung tối đa không giới hạn. Điều này được thiết kế để khuyến khích mạng lưới bằng cách tự động điều chỉnh theo tỷ lệ tham gia của người dùng.

Token Allocation

Initial supply

Nguồn cung DOT ban đầu

Nguồn cung DOT ban đầu

Token Allocation

Token Release schedule

Token usecase

Quản trị

Chủ sở hữu DOT token có một số quyền biểu quyết nhất định trong khuôn khổ quản trị của nền tảng. Các quyết định thuộc phạm vi quản lý có thể liên quan đến phí, việc bổ sung hoặc loại bỏ các parachain; các vấn đề kỹ thuật, như nâng cấp hoặc cải tiến.

Chủ sở hữu DOT cũng có thể sử dụng token của mình để đưa ra các đề xuất mà những người tham gia mạng còn lại có thể bỏ phiếu. Sau đó, các nội dung đệ trình được đưa vào cơ chế quản trị Polkadot, đề xuất có phần lớn lượng phiếu bầu mới có thể được thông qua.

Staking

Polkadot hoạt động theo 1 biến thể của cơ chế đồng thuận POS, được gọi là NPOS - Nominated Proof of Stake. Theo quy tắc này, một số lượng lớn nhưng cố định các validator sẽ tham gia vào quá trình tạo khối, chủ sở hữu các token có thể đặt cọc để chỉ định các validators.

Polkadot là một trong những mạng lớn nhất tính theo staked value và cung cấp lượng reward cao nhất, trung bình khoảng 13% - con số khá lớn nếu coi việc staking có thể mang lại được thu nhập thu động cho người sở hữu DOT.

Tài trợ cho Parachains

Người sở hữu DOT có thể trực tiếp tham gia đấu giá Parachain trên Relaychain, hoặc có thể tham gia vào Crowloan để ủng hộ cho các Parachain tham gia đấu giá, và nhận reward từ các Parachain đó.

Đội ngũ phát triển

Polkadot là một dự án mã nguồn mở và bất cứ ai cũng có thể tự do đóng góp cho sự phát triển của nền tảng.

Ngoài cộng đồng mã nguồn mở, đứng đằng sau Polkadot là Web3 Foundation – một trong những tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực crypto. Web3 Foundation đóng góp về mặt tài chính lẫn công nghệ cho Polkadot.

Ngoài ra, Web3 Foundation cũng đang phối hợp với các đội ngũ quan tâm đến việc phát triển các triển khai bổ sung trên nền tảng như Core-Polkadot (Collator Nodes, Validator Nodes, Relay Chain), Ecosystem (Block Explorers, Node Explorers, Wallets).

Một số thành viên nổi trội trong dự án Polkadot có thể kể đến như:

-          Robert Habermeier – Nhà sáng lập: có kinh nghiệm nghiên cứu và phát triển về blockchain, hệ thống phân tán và mã hóa. Là thành viên lâu năm của cộng đồng Rust, ông đã tập trung vào việc tận dụng các tính năng của ngôn ngữ lập trình để xây dựng các giải pháp song song và hiệu quả cao.

-          Dr. Gavin Wood – Nhà sáng lập: Gavin bắt đầu từ ngành công nghệ blockchain với tư cách là người đồng sáng lập và CTO của Ethereum. Ông đã phát minh ra các thành phần cơ bản của ngành công nghiệp blockchain, bao gồm Solidity, đồng thuận Proof-of-Author và Whisper. Tại Parity, Gavin hiện đang đi tiên phong đổi mới với Substrate và Polkadot. Ông đã đưa ra thuật ngữ Web 3.0 vào năm 2014 và là Chủ tịch của Web3 Foundation.

-          Peter Czaban – Nhà sáng lập: Peter là Giám đốc Công nghệ của Web3 Foundation, nơi ông làm việc về việc hỗ trợ phát triển thế hệ công nghệ phân tán tiếp theo. Ông có bằng Thạc sĩ Kỹ thuật tại Đại học Oxford, ngành Khoa học Kỹ thuật nơi ông tập trung vào Bayesian Machine Learning. Ông đã làm việc trong các ngành công nghiệp phân tích dữ liệu quốc phòng, tài chính và phân tích dữ liệu.

HỆ SINH THÁI POLKADOT 

Với nhiều tính năng độc đáo của blockchain Polkadot, không có gì ngạc nhiên khi các dự án khác nhau đã được xây dựng trên Polkadot kể từ năm 2018. Những dự án Polkadot này rất đa dạng và trải rộng trên nhiều lĩnh vực.

Đến nay, đã có hơn 300 dự án đã hoặc đang được xây dựng cho hệ sinh thái Polkadot, từ cơ sở hạ tầng kỹ thuật cốt lõi đến các ứng dụng cho tài chính phi tập trung (DeFi), dữ liệu hướng tới việc đảm bảo quyền cá nhân và hệ thống định danh số, mạng xã hội, IoT, chơi game, robot và hậu cần chuỗi cung ứng. Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số dự án Polkadot phổ biến được xây dựng trong hệ sinh thái cho đến nay:

Kusama

Kusama là dự án do Gavin Wood xây dựng vào năm 2019 dựa trên cùng một cơ sở mã với blockchain Polkadot. Các mạng chia sẻ cùng một kiến trúc cơ bản và quản trị trên cả hai nền tảng đều phi tập trung và không cần được cho phép, vì vậy tất cả người dùng sở hữu token đều có tiếng nói về cách các mạng được chạy (token của Kusama là KSM).

Kusama được ví như mạng lưới chim hoàng yến của Polkadot. Tiêu đề xuất phát từ ý tưởng rằng chim hoàng yến được sử dụng trong các mỏ than để chúng có thể phát hiện Carbon Monoxide và các khí độc khác và cảnh báo các thợ mỏ về sự hiện diện của chúng. Tương tự như vậy, Kusama đóng vai trò của một con chim hoàng yến bằng cách phát hiện bất kỳ thiếu sót hoặc lỗ hổng nào trong cơ sở mã Polkadot.

Kusama được phát triển để trở thành một giường thử nghiệm cho bất kỳ và tất cả các tính năng mới được lên kế hoạch triển khai trên blockchain Polkadot. Một khi các tính năng mới hạ cánh trên Kusama và chứng minh là hoạt động tốt, chúng được tích hợp với mạng tiền mã hóa Polkadot.

Các sàn giao dịch hàng đầu để giao dịch tại Kusama hiện là Binance, Huobi Global, OKEx, BitZ và HBTC.

Polkastarter

Polkastarter là một DEX (sàn giao dịch phi tập trung) được xây dựng cho các nhóm token chuỗi chéo và đấu giá. Các tính năng khác của Polkastarter bao gồm hoán đổi token thông qua hợp đồng thông minh, danh sách không phép, nhóm riêng có mật khẩu và cảnh báo giá trượt cao.

Được hỗ trợ bởi hệ sinh thái Polkadot, Polkastarter có thể tạo điều kiện trao đổi chuỗi chéo và duy trì kết nối với Mạng Ethereum và các blockchain khác để thanh khoản. Với Polkastarter, các dự án sẽ có thể huy động vốn nhanh chóng trong một môi trường phi tập trung và tương thích.

Các sàn giao dịch hàng đầu để giao dịch tại Polkastarter hiện là Huobi Global, OKEx, BiKi, Hoo và HitBTC.

Ankr

Ankr là một thị trường cơ sở hạ tầng blockchain cho Web 3.0. Dự án Ankr cho phép người tiêu dùng sử dụng các nút tùy chỉnh và thân thiện với người dùng. Về cơ bản, Ankr cho phép truy cập dễ dàng vào các công nghệ blockchain và DeFi bằng cách loại bỏ sự cần thiết phải thiết lập phức tạp hoặc kiến thức kỹ thuật cao. Token của dự án là ANKR. 

Ankr cho phép dễ dàng triển khai các trình xác thực đồng tiền Polkadot và hợp tác với các dự án Polkadtor khác được xây dựng trong hệ sinh thái Polkadot.

Polymath

Polymath là một nền tảng token bảo mật gần đây đã chuyển từ Ethereum sang hệ sinh thái Polkadot. Tính đến thời điểm hiện tại, token bảo mật ST20 của Polymath (ERC-1400) và token POLY gốc (ERC-20) đều nằm trên mạng lưới Polkadot. Sau sự thay đổi từ Ethereum, Polymath đang tìm cách phát triển hơn nữa các chức năng của token bằng cách sử dụng các lợi ích độc đáo của Polkadot.

Các sàn giao dịch hàng đầu để giao dịch tại Polymath hiện là Binance, Huobi Global, VCC Exchange, Upbit và CoinBene.

MANTRA DAO

MANTRA DAO là một nền tảng DeFi do cộng đồng quản lý cung cấp các sản phẩm tài chính như cho vay, staking và phi tập trung. MANTRA DAO sử dụng Chuỗi Rio, một blockchain có thể mở rộng, cung cấp bảo mật tối đa và kết nối với blockchain Polkadot.

Các sàn giao dịch hàng đầu để giao dịch trong MANTRA DAO hiện là Binance, OKEx, BiONE, Hoo và BitAsset. 

Market Statistics

On-chain Data

Hiện nay có 25.705 tài khoản đang hoạt động trên Polkadot, tăng 348,84% so với cùng kỳ năm 2020. Điều này cho thấy Polkadot càng ngày càng được ứng dụng rộng rãi trên thực tế.  

Nguồn: https://messari.io

Trong đó, đáng lưu ý số lượng ví nắm giữ từ 100.000 token trong mạng lưới cũng gia tăng đáng kể. Số lượng ví nắm giữ từ 100.000 token đến nay đạt 380.000, tăng gấp 10 lần so với đầu năm 2021. 

Nguồn: https://messari.io

Khối lượng giao dịch Dot có sự tăng nhanh trong thời gian gần đây, đặc biệt giai đoạn từ sau tháng 7. Theo Messari, khối lượng giao dịch đã đạt gần 1 triệu trong tháng 10 nhờ ảnh hưởng tích cực từ thông báo triển khai chương trình crownload của DOT, dự kiến diễn ra từ ngày 11/11/2021. 

Nguồn: https://messari.io/asset/polkadot/chart/txn-tsfr-cnt

So sánh với các mạng lưới khác, cơ chế hoạt động dựa trên parachain của Polkadot đã giúp Polkadot mở rộng quy mô với chi phí rẻ hơn Ethereum, tuy nhiên do còn là hệ sinh thái đang phát triển, số lượng người dùng và giao dịch trên Polkadot còn hạn chế hơn so với BSC và Ethereum.

Tính đến tháng 5/2021, Binance Smart Chain đang chiếm ưu thế về số lượng giao dịch hàng ngày trên blockchain (khoảng hơn 5 triệu giao dịch/ngày) so với Ethereum (khoảng  1 triệu giao dịch/ngày) và Polkadot (20.000 giao dịch/ngày). 

Phân tích kỹ thuật và dữ liệu phái sinh

Biểu đồ giá và các yếu tố kỹ thuật

Các yếu tố cơ bản tốt từ tiềm năng phát triển của Dự án và dữ liệu funding rate cho thấy khả năng tăng trưởng của giá DOT trong tương lai. 

Dot là dự án thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư trong năm 2021. Tuy nhiên, sự điều chỉnh mạnh trên thị trường cryto trong giai đoạn tháng 5-7/2021 đã giáng đòn mạnh vào giá DOT. Trong giai đoạn vừa qua, hàng loạt dự án mới ra mắt như Karura Swap, MoonRiver.. trên hệ PolkaDot đều nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cộng đồng. 

Trong 25 ngày qua, Dot đã tăng 70%, xác định mức giá dao động gần mức ATH. Hiện nay, các nhà đầu tư đang mong đợi việc DOT phá ATH cũ và xác lập ATH mới. 

 Nguồn: https://www.tradingview.com/symbols/DOTUSD/?exchange=COINBASE

Phân tích dữ liệu phái sinh

Phân tích kỹ thuật dựa trên dữ liệu lịch sử giao dịch của Dot và dữ liệu giao dịch phái sinh đều cho thấy dấu hiệu mạnh mẽ của một đợt tăng giá lớn trong thời gian tới.  Theo dữ liệu từ Bybt, Open Interest đối với hợp đồng tương lai Polkadot (DOT) đã tăng gấp đôi từ 409 triệu USD lên 908 triệu USD trong 30 ngày qua (tính đến ngày 24/10/2021).

Nguồn: https://www.bybt.com/BitcoinOpenInterest

Các vị thế long và short được cân bằng trong hợp đồng tương lai, tuy nhiên các đòn bẩy sử dụng của các vị thế này là khác nhau. Sự mất cân bằng của tỷ lệ funding rate sẽ quyết định việc các sàn giao dịch phái sinh tính phí cho bên sử dụng đòn bẩy nhiều hơn nhằm cân bằng rủi ro giao dịch. 

Từ ngày 19/5 đến ngày 30/8/2021, tỷ lệ funding rate đều âm, cho thấy trong giai đoạn này các vị thế short đang chiếm ưu thế và đòi hỏi nhiều đòn bẩy hơn. Tỷ lệ âm 0,05% mỗi 8 giờ tương đương với 1% mỗi tuần. Tuy nhiên, tình hình đã đảo ngược trong giai đoạn sau khi chỉ số dao động từ 0% đến 0,24%. 

Sự gia tăng của lãi suất open interest và funding rate trong thời gian gần đây cho thấy việc tăng niềm tin của nhà đầu tư với Dot. 

Nguồn: https://www.bybt.com/funding/DOT

Dữ liệu về hoạt động phát triển 

Dữ liệu trên Github cho thấy PolkaDot là dự án blockchain, đứng thứ hai về mức độ các hoạt động phát triển trên mạng lưới, chỉ sau Cardano.

Nguồn:https://www.reddit.com/r/cardano/comments/mkt2s7/top_blockchains_by_average_daily_development/

Sentiment Data

Dữ liệu  Sentiment Index cho thấy giá DOT có quan hệ tương quan với độ nhạy cảm của truyền thông xã hội (mức độ tương tác với các hashtag trên twitter). Chỉ số hiện nay có xu hướng giảm cho thấy dấu hiệu của thị trường thận trọng.   

Polkadot Sentiment Index

Nguồn: https://www.bittsanalytics.com

Chỉ số Fear and Greed Index (chỉ số đo lường sự sợ hãi và tham lam) cũng cho thấy kết luận tương tự. Hiện nay mức độ sentiment momentum và social buzz momentum đối với DOT đều ở mức thấp, cho thấy nhà đầu tư đang có xu hướng thận trọng và lo lắng khi giá giảm. 

Nguồn: https://www.bittsanalytics.com/crypto-fear-greed-index/

Ưu và nhược điểm của Polkadot 

Ưu điểm/điểm mạnh của Polkadot

  • Polkadot là một dự án tiềm năng và có cách tiếp cận rất mới. Ngoài ra, Polkadot còn có nhiều đơn vị hỗ trợ “có tiếng” trong ngành. Đội ngũ của Polkadot cũng rất tài năng và giàu kinh nghiệm. Bên cạnh đó Polkadot có đội ngũ marketing chuyên nghiệp khi các mốc quan trọng của dự án đều được công bố rộng rãi đến cộng động, giúp góp phần không nhỏ vào kỳ vọng về giá trị của đồng DOT – native token của dự án.
  • Giá trị vốn hóa thị trường của Polkadot hiện xấp xỉ 48 tỷ USD. Trong khi đó, một giải pháp nền tảng blockchain tương tự, Ethereum, có vốn hóa 514 tỷ USD. Có thể nói rằng Polkadot có thặng dư lớn để tiếp tục phát triển. 
  • Polkadot không tự đặt mình là Ethereum Killer. Polkadot là tự định vị mình như một đối tác bổ sung cho mọi nền tảng blockchain khác. Trong khi nhiều cái tên từng tự nhận là Ethereum Killer đều nhận cái kết đắng, thì Polkadot lại muốn trở thành nơi mà các nền tảng đến để kết nối và cộng tác. Điều này thể hiện rõ ràng trong Bridge, tính năng cầu nối chính Ethereum thay vì định vị chính nó như một đối thủ cạnh tranh.

Điểm yếu của Polkadot

  • Dự án Polkadot còn khá mới mẻ, chưa có sản phẩm thực tế cung cấp ra thị trường. Toàn bộ mạng lưới Polkadot thực tế vẫn chưa được tung ra và hoạt động, mà mới chỉ đang chuẩn bị khởi chạy cho các cuộc đấu giá để thu hút các dự án vào hệ sinh thái của mình. 
  • Để xây dựng được hệ sinh thái như mục tiêu và kỳ vọng của Polkadot cần một lượng vốn rất lớn đổ vào dự án, dẫn đến thời gian huy động vốn dài hơi, hoặc tiềm ẩn nguy cơ thiếu hụt vốn để phát triển hệ sinh thái trong tương lai khi hệ sinh thái đi vào giai đoạn triển khai đồng loạt.

Kết luận

Với vai trò nền tảng cho một hệ sinh thái thịnh vượng của các blockchain chuyên biệt, kết nối nhưng vẫn đảm bảo quyền tự chủ, Polkadot đại diện cho một hệ thống pháp lý không biên giới, đặt tự do và chủ quyền của các cá nhân lên trên quyền lực của chính quyền trung ương, các tập đoàn giàu có và các thể chế.

Polkadot hướng tới một tương lai kỹ thuật số, tại đó cơ sở hạ tầng kỹ thuật số bảo vệ lợi ích của chúng ta bằng thiết kế, mạng lưới thương mại và nền kinh tế đại diện và hiệu quả hơn, chúng ta có quyền truy cập nhiều hơn vào các dịch vụ tài chính mở và có cơ sở hạ tầng mở và đáng tin cậy.

Tương lai về nền tài chính phi tập trung toàn cầu sẽ giúp thúc đẩy các ngành kinh tế mới và mang cơ hội phát triển đến cho mọi người dân. Tất cả bắt đầu với khát vọng của những người đặt nền móng cho Polkadot. 

Bài viết được FXCE Crypto biên tập với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.

#Layer-1
#Polkadot
#FXCE Research
ic-comment-blueBình luận
#