Infrastructure
A Deep Dive Connext | Góc nhìn chuyên sâu
#
Marketing
16 phút đọc
10/10/2022
1
0
0

A Deep Dive Connext Network

Tất cả những gì bạn cần biết về Connext và XPollinate

Connext là một protocol có khả năng tương tác với mục đích cung cấp một giải pháp toàn diện cho tương lai multi-chain. Với giá trị cốt lõi về bảo mật và phi tập trung hoá, Connext cung cấp một trong những giải pháp cầu nối tốt nhất trong hệ sinh thái Web3.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến những vấn đề sau:

  • Connext: Tổng quan về Connext
  • Cách hoạt động – Vòng đời giao dịch
  • Thiết kế – Kiến trúc Bridge 
  • Cơ chế xác thực giao dịch
  • Mô hình bảo mật
  • Ưu đãi
  • Rủi ro
  • Chains được hỗ trợ
  • Cộng đồng

Hãy bắt đầu nào!

Thông tin Tổng quan để Deep Dive Connext

Connext được phát hành vào năm 2017 với luận điểm sau: “Các protocol phi tập trung có quyền đặt lại giá trị và quyền sở hữu vào tay các cá nhân. Điều này chỉ có thể xảy ra nếu việc sử dụng chúng đủ đơn giản để bất kỳ ai cũng có thể truy cập được.”

Vào năm 2018, đội ngũ Connext cảm thấy rằng UX là rào cản đáng kể nhất đối với việc áp dụng L2s, vì vậy họ tập trung cao độ vào trải nghiệm người dùng. Trong những năm qua, Connext đã xây dựng một cộng đồng lớn những người ủng hộ và các bên liên quan khi tăng cường áp dụng hệ sinh thái của Ethereum thông qua mạng lưới các nhóm thanh khoản và UX ngày càng ấn tượng.A Deep Dive Connext Network

Ra mắt vào tháng 1 năm 2021, Connext là một protocol có khả năng tương tác cho phép người dùng gửi chuyển tiền nhanh chóng, hoàn toàn không có giám sát hoặc call-data hợp đồng giữa Ethereum Virtual Machine (EVM) – chuỗi và/hoặc các rollups tương thích.

Connext cho phép người dùng chuyển vốn hoặc call-data bằng NXTP protocol. NXTP là một cơ sở protocol không cần sự tin cậy, chi phí thấp và có thể mở rộng dễ dàng, được ra mắt vào tháng 9 năm 2021 với tầm nhìn trở thành Internet Protocol (IP) của hệ sinh thái multi-chain Ethereum. Theo đội ngũ, NXTP có những lợi thế khác biệt sau đây so với các hệ thống khác:

  • Trustless – NXTP không cần một bộ xác thực bên ngoài để kiểm soát các quỹ của người dùng. Thay vào đó, protocol sử dụng cơ chế khóa/mở khóa giúp việc chuyển tiền trở nên an toàn hơn. Cơ chế này giúp cho tiền của người dùng không thể bị đánh cắp, ngay cả khi cơ chế xác thực giao dịch được đặt mặc định.
  • Có thể mở rộng – Vì protocol theo mô hình có thể mở rộng và hoạt động theo cùng một cách trên bất kỳ hệ thống nào, nên nó có thể dễ dàng được mở rộng sang sidechains, L2s và các chuỗi L1 mới khác. Hơn nữa, với tính thanh khoản hiện có của protocol, nó cũng có thể được mở rộng để xây dựng và tích hợp các loại protocol có khả năng tương tác mới.
  • Mức giá thấp – NXTP protocol được thiết kế để giải quyết các vấn đề về khả năng mở rộng và chi phí cao liên quan đến mạng lưới Ethereum. Vì NXTP không tương tác với Ethereum L1 khi chuyển qua các L2s hoặc sidechains, nó giải quyết các vấn đề về phí gas cao và thời gian giao dịch chậm.
A Deep Dive Connext Network
xPollinate

Với các tính năng hiện có, Connext có hai loại người dùng:

  • Cryptocurrency User – Sử dụng mạng lưới các pool thanh khoản trên các chuỗi khác nhau được hỗ trợ bởi các routers, Connext cho phép người dùng hoán đổi giá trị giữa các pool này. Điều này về cơ bản hoạt động giống AMM DEXes như Uniswap. Ví dụ, nếu một người dùng có các quỹ trên Arbitrum và muốn sử dụng một ứng dụng trên Polygon, họ có thể làm như vậy bằng cách gọi trực tiếp hợp đồng trên Polygon để sử dụng quỹ mà họ có trên Arbitrum. Bằng cách này, người dùng có thể bỏ qua thời gian chờ 1 tuần của Arbitrum và các phí L1. Hơn nữa, Connext cho phép người dùng làm như vậy mà không cần dựa vào bất kỳ giả định tin cậy nào hoặc trình xác thực của bên thứ ba kiểm soát quỹ của họ.
  • Developer – Connext cung cấp một SDK mà các nhà phát triển có thể tích hợp trực tiếp vào các dApps của họ. Điều này sẽ cho phép họ sử dụng cơ sở hạ tầng của Connext và tạo điều kiện cho việc hoán đổi cross-chain.

Cách thức hoạt động – Vòng đời giao dịch

Mạng lưới Connext sử dụng NXTP cho các giao dịch cross-chain. NXTP protocol là một hợp đồng thông minh sử dụng cơ chế khóa/mở khóa. Hợp đồng này có ba giai đoạn.

Dưới đây là phần trình bày trực quan về vòng đời giao dịch:

A Deep Dive Connext Network
Nguồn: Tài liệu về Connext – Vòng đời giao dịch
  1. Cơ chế Route Auction (Đấu giá Route) – Trong giai đoạn đầu, người dùng phát sóng tới mạng luới và báo hiệu route mong muốn để thực hiện giao dịch. Các router trong mạng lưới phản hồi tín hiệu này với các giá thầu được niêm phong chứa các cam kết về thời gian và phạm vi giá để thực hiện giao dịch của người dùng.
  2. Chuẩn bị – Khi giá thầu của router được chấp nhận, phiên đấu giá đã hoàn tất và giao dịch có thể được chuẩn bị. Người dùng phải gửi một giao dịch có chứa giá thầu đã ký của router tới hợp đồng Trình quản lý Giao dịch (Transaction Manager) trên chuỗi phía người gửi. Làm như thế sẽ khóa quỹ của người dùng trên chuỗi gửi.

Khi router phát hiện một sự kiện có chứa giá thầu đã xác nhận từ chuỗi, nó sẽ gửi cùng một giao dịch đến Trình quản lý Giao dịch trên chuỗi phía người nhận, sau đó khóa lượng thanh khoản yêu cầu. Lúc này, số tiền yêu cầu là số tiền gửi trừ đi phí đấu giá được trao cho Router như một phần thưởng cho việc hoàn thành giao dịch.

  1. Thực thi – Sau khi phát hiện rằng giao dịch đã được chuẩn bị trên chuỗi phía người nhận, người dùng phải ký một tin nhắn và gửi nó đến trình chuyển tiếp (relayer). Thông thường, trình chuyển tiếp là một Router khác nhận được một khoản phí cho lần gửi này. Vai trò của trình chuyển tiếp là gửi thông điệp nhận được từ người dùng đến Trình quản lý Giao dịch, hoàn thành giao dịch trên chuỗi phía người nhận. Làm như vậy, trình chuyển tiếp sẽ mở khóa các quỹ bị khóa của Route và nhận chúng.

Tại đây, một trình chuyển tiếp cho phép người dùng gửi các giao dịch có chứa calldata tùy ý mà không phải lo lắng về việc trả phí gas để thực hiện việc đó trên chuỗi nhận. Sau khi nhận được tin nhắn đã ký, Router gửi nó và hoàn thành giao dịch trên chuỗi phía người gửi, mở khóa số tiền ban đầu.

Bridge Design – Cấu trúc cơ sở hạ tầng Connext

Cơ sở hạ tầng Connext bao gồm các nhóm sau:

  • Contracts (Hợp đồng) – Quỹ của tất cả những người tham gia vào mạng lưới được giữ trong các hợp đồng. Hơn nữa, hợp đồng rất quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho cơ chế khóa/mở khóa mà NXTP protocol sử dụng dựa trên dữ liệu được gửi bởi người dùng và  routers.
  • Subgraphs – Bằng cách lưu vào bộ nhớ đệm dữ liệu và sự kiện trên chuỗi, các subgraphs cho phép truy vấn hoặc phản hồi có thể mở rộng.
  • SDK (Người dùng) – Người dùng trên mạng lưới chịu trách nhiệm tạo phiên đấu giá, theo dõi các sự kiện và tạo giao dịch trên chuỗi phía người dùng.
  • TxService – Liên tục cố gắng gửi các giao dịch đến chuỗi.
  • Messaging (Truyền tin)  – Các tin nhắn chịu trách nhiệm gửi dữ liệu về việc chuẩn bị, trạng thái, chuyển tiền và calldata.
  • Router – Các routers trên mạng lưới theo dõi các sự kiện từ dịch vụ nhắn tin và subgraph. Dựa trên các phản hồi này, chúng gửi các giao dịch tới txService.

Dưới đây là hình ảnh trình bày trực quan về cấu trúc của Connext:

A Deep Dive Connext Network

Dựa trên các yếu tố được đề cập dưới đây, chúng ta có thể đánh giá cấu trúc và thiết kế của Connext như sau:

  • Security (Bảo mật) – Các quỹ của người dùng không bao giờ có thể bị mất hoặc bị đánh cắp vì tính bảo mật của Connext cũng giống với protocol cơ sở mà nó là cầu nối. Do đó, làm giảm các giả định tin cậy liên quan.
  • Speed (Tốc độ) – Connext có thể thực hiện các giao dịch ở tốc độ cao vì sử dụng các hệ thống được xác minh cục bộ. Ví dụ: trong tập dữ liệu, chúng tôi nhận thấy rằng trong số 50,732 giao dịch được thực hiện trên Connext bằng cách sử dụng cơ sở hạ tầng của Li.Finance, 91% đã mất dưới 1 giờ để hoàn thiện.
A Deep Dive Connext Network
Đánh giá cầu nối: Tốc độ
  • Connectivity (Sự kết nối) – Connext có khả năng kết nối tốt vì nó hỗ trợ một loạt các chuỗi đến.
  • Capital Efficiency (Hiệu quả sử dụng vốn) – So với các giải pháp khác, Connext rất hiệu quả về vốn khi xét đến thông lượng kinh tế đáng kể của nó.
  • Statefulness (Sự công khai thông tin) – Sự đánh đổi của hiệu quả sử dụng vốn là công khai thông tin. Trong khi Connext có thể truyền calldata, thì bị hạn chế về khả năng chuyển đổi các tài sản cụ thể và thực hiện các lệnh mua cross-chain. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là NXTP và Connext vẫn cho phép công khai thông tin.
A Deep Dive Connext Network
Đánh giá Connext

Cơ chế xác thực giao dịch

Để xác thực các giao dịch cross-chain, Connext sử dụng pool các mạng lưới thanh khoản được hỗ trợ bởi các routers. Điều này mang lại những lợi ích sau:

  • Bảo mật nâng cao – Mạng lưới Connext sẽ không kém an toàn hơn so với các blockchain cơ sở vì nó thúc đẩy bảo mật của chúng.
  • Quỹ không bao giờ bị mất – Tiền của người dùng sẽ không bao giờ bị mất đi vì mạng lưới sử dụng cơ chế khóa/mở khóa để đảm bảo rằng các routers không thể đánh cắp chúng.
  • Tài sản gốc – Tài sản do các routers cung cấp có nguồn gốc từ chuỗi đến thay vì là tài sản phái sinh. Do đó, những tài sản này có thể thay thế được.

Cơ chế bảo mật

Connext áp dụng cùng một mô hình bảo mật cốt lõi như mô hình được sử dụng bởi các hệ thống khóa khác như Hashed Timelock Contracts (HTLCs). Loại mô hình bảo mật này mang lại những lợi ích sau:

  • Giao dịch có giới hạn thời gian – Cơ sở hạ tầng của Connext đảm bảo việc thực hiện các giao dịch kịp thời. Điều này đảm bảo rằng người dùng nắm được thời lượng tối đa mà một giao dịch phải trải qua là bao lâu. Nếu một giao dịch không được hoàn thành trong khoảng thời gian này vì bất kỳ lý do gì thì giao dịch sẽ bị dừng, và người dùng được lấy lại tiền của họ một cách an toàn.
  • Giảm thiểu rủi ro đối tác – Kể từ khi việc thanh toán của từng giao dịch được đảm bảo, rủi ro đối tác được giảm bớt vì yếu tố “what-ifs” của một giao dịch đã được loại bỏ. Do đó, bằng cách tạo ký quỹ dựa trên thời gian, mô hình bảo mật của Connext làm giảm rủi ro đối tác trong hợp đồng của họ.

Ưu đãi

Hệ thống Connext sử dụng routers để cung cấp tính thanh khoản và chuyển tiếp calldata giữa các chuỗi để thực hiện hoán đổi. Các routers nhận một khoản phí cho mỗi giao dịch mà chúng tạo điều kiện giao dịch một cách dễ dàng hơn.

Rủi ro

Tương tác với Connext Bridge có những rủi ro sau:

  • Mất tiền – Người dùng có thể mất tiền trong hệ thống Connext trong các trường hợp sau:
    ▪ Mã code của hệ thống bị tấn công.
    ▪ Người dùng bị mắc lỗi.
    ▪ Chain bị tấn công, tạo ra nguy cơ khiến routers bị mất tiền.
    ▪ Người dùng không xác minh chính xác số tiền/dữ liệu giao dịch đã được chuẩn bị trên chuỗi nhận. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là Connext SDK tự động xử lý việc này cho cả các người dùng và nhà phát triển.
  • DoS và sự thật đau lòng – Nếu một Router có mục đích xấu cam kết thực hiện một giao dịch nhưng không gửi một giao dịch chuẩn bị tương ứng trên chuỗi đến, quỹ của người dùng có thể bị khóa trong thời gian hết hạn. Trong tương lai, Connext có kế hoạch trừng phạt một cách rõ ràng các hành động độc hại tương tự như vậy từ các routers thông qua hình thức slashing.
  • Mạng lưới router tập trung – Theo tài liệu kỹ thuật của Connext, đội ngũ Connext đang làm việc chặt chẽ với các router trong whitelist mà chỉ đội ngũ này mới có thể cập nhật. Cách tiếp cận này chỉ là tạm thời và là khuyến nghị của các kiểm toán viên bảo mật của Connext. Nhóm nghiên cứu có kế hoạch thực hiện cơ chế hạ giá trong tương lai. Hiện tại, có nguy cơ rằng mạng lưới bộ định tuyến đang được tập trung hoá và vì thế sẽ làm phiền người dùng.
  • Rủi ro kiểm duyệt đối với việc truyền tin – Trong giai đoạn đầu, cơ sở hạ tầng truyền tin của mạng lưới đang được host bởi đội ngũ Connext. Điều này đặt sự phụ thuộc đáng kể vào nhóm để duy trì thời gian hoạt động cao trên cơ sở hạ tầng và do đó dẫn đến rủi ro kiểm duyệt. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là đội ngũ Connext đang làm việc để loại bỏ rủi ro này trong những tháng sắp tới.
  • Rủi ro công nghệ – Trong khi cơ sở hạ tầng Connext đã được kiểm toán, nó vẫn dễ dẫn đến rủi ro công nghệ, dựa trên bản chất của sự vận hành.

Chuỗi được hỗ trợ

Với tính chất có thể mở rộng, Connext rất dễ hỗ trợ trên bất kỳ chuỗi nào. Tuy nhiên, quá trình tích hợp với Connext sẽ khác nhau dựa trên việc chuỗi có tương thích với EVM hay không.

  • Tương thích với EVM- Các chuỗi này có thể liên hệ đến đội ngũ Connext bằng máy chủ Discord nếu họ muốn triển khai hợp đồng trên chuỗi của họ.
  • Không tương thích với EVM – Các chuỗi này có thể kêu gọi sự hỗ trợ cho Connext bằng cách chuyển các hợp đồng và viết lại chúng vào txService của mạng lưới.

Điều quan trọng cần lưu ý là người dùng sẽ chỉ kết nối với các chuỗi được Connext hỗ trợ có tính thanh khoản được cung cấp cho họ từ các routers.

Theo Tài liệu Connext, các chuỗi hiện được hỗ trợ bao gồm:

A Deep Dive Connext Network
Chuỗi được hỗ trợ – NXTP

Từ các chuỗi được đề cập ở trên, cơ sở hạ tầng của Li.Finance hỗ trợ Ethereum, Fantom, xDai, Polygon, Binance Smart Chain và Arbitrum.

Đội ngũ Connext

Được dẫn dắt bởi những người đồng sáng lập Arjun Bhuptani,Rahul Sethuram, và Layne Haber, đội ngũ Connext là một trong những đội ngũ đầu tiên thực hiện nghiên cứu L2. Mục tiêu của họ luôn là cải thiện trải nghiệm người dùng trên Ethereum và hệ sinh thái Web3 rộng lớn hơn. Đội ngũ nghiên cứu tin rằng các mạng lưới phi tập trung sẽ chuyển đổi Tài chính và trả lại giá trị cho người dùng.

A Deep Dive Connext Network
Những người ủng hộ

Cộng đồng

Bạn có thể luôn cập nhật trạng thái của Connext và cộng đồng của Connext thông qua các nền tảng sau:

Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ sinh thái multi-chain, đội ngũ Connext cũng đang chấp nhận ‘Yêu cầu Đề xuất’. Nhóm đang tìm kiếm các nhà phát triển và ứng dụng muốn xây dựng mọi thứ thông qua Connext và thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái. Nếu bạn quan tâm, bạn có thể kiểm tra tiền thưởng tại đây.

Kết luận

Tại LiFi, chúng tôi tin rằng Connext cung cấp một trong những cầu nối tốt nhất trong hệ sinh thái. Điều này là do các lý do sau:

  • Connext có một đội ngũ cốt lõi mạnh mẽ với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong hệ sinh thái tiền mã hóa, đặc biệt là trên Ethereum. Trên thực tế, đội ngũ của họ là một trong những đội ngũ đầu tiên thực hiện nghiên cứu layer 2.
  • Connext đang xây dựng về lâu dài với bảo mật và phân quyền là cốt lõi của họ . Nhóm tập trung vào sự không cần tin cậy và đang cố gắng tạo ra một giải pháp toàn diện có thể hoạt động tốt trong nhiều năm tới.
  • Đội ngũ nói chuyện cởi mở về những đánh đổi mà họ đã thực hiện để phù hợp với giá trị của họ. Nghiên cứu chuyên sâu trên ‘Interoperability Trilemma’ về cách họ hiện đang đánh đổi khía cạnh khả năng tổng quát hóa.
  • Nhóm có kế hoạch dài hạn để vượt qua sự đánh đổi hiện tại – Lấy cảm hứng từ cấu trúc mô-đun của Ethereum, Connext có kế hoạch giải quyết vấn đề nan giải về khả năng tương tác bằng cách tạo ra các stack có thể kết hợp nhiều protocol khác nhau.

Với những lý do trên, Connext là cầu nối đầu tiên mà chúng tôi tích hợp trên LiFinance. Chúng tôi tin rằng tầm nhìn và giá trị của cả hai đội ngũ đều phù hợp với nhau để tạo ra một giải pháp bền vững cho tương lai multi-chain. Cùng nhau, chúng tôi mong muốn tạo ra luồng giá trị và dữ liệu cross-chain.

Bài viết được Bui Huynh Nhu Phuong thuộc FXCE Crypto biên tập từ “Connext.Network — A Deep Dive” của tác giả Arjun Chand với mục đích cung cấp thông tin và phi lợi nhuận. Chúng tôi không khuyến nghị đầu tư và không chịu trách nhiệm cho các quyết định đầu tư liên quan đến nội dung bài dịch.

—————————————————
👉 Theo dõi FXCE Ventures
Group Chat | Research Hub | FXCE Spotlight | Tổng hợp airdrop | FXCE Pool Coin

 
#Web3
#Infrastructure
ic-comment-blueBình luận
#